【keo bóng đá ngoại hạng anh】Đệ nhất vọng cổ Minh Cảnh: Giã từ sân khấu sau biến cố lớn, xế chiều ở trời Tây
Nghệ sĩ Minh Cảnh: Từ cậu bé lượm ve chai đến "đệ nhất danh ca vọng cổ"
Minh Cảnh (sinh năm 1937),ĐệnhấtvọngcổMinhCảnhGiãtừsânkhấusaubiếncốlớnxếchiềuởtrờiTâkeo bóng đá ngoại hạng anh tên thật là Nguyễn Văn Cảnh. "Ông hoàng cải lương", "Hoàng đế vọng cổ", "đệ nhất danh ca vọng cổ",... đó là những cái tên mà khán giả ưu ái dành tặng cho ông. Tính đến thời điểm hiện tại, nam nghệ sĩ vẫn là một tượng đài vững chắc khó có thể thay thế trong lòng người hâm mộ sân khấu.
Ông sinh ra trong một gia đình nghèo đông con tại Chợ Lớn, nên trải qua tuổi thơ khá khó khăn khi phải lăn lộn vào đời từ sớm để mưu sinh như: đi lượm ve chai, bán bánh cam, chuối chiên... Thế nhưng từ nhỏ, Minh Cảnh đã bộc lộ niềm đam mê với âm nhạc. Khi đi đến các hàng quán ven đường có mở nhạc, nam nghệ sĩ đều đứng lại nghe, lẩm bẩm hát theo. Mãi đến khi về ở với bố, Minh Cảnh mới theo một người thầy dạy đàn để học hát.
Đến năm 22 tuổi, trong một lần đi bán bánh ú dạo ở giỗ tổ sân khấu cải lương năm 1960. Ông được nghệ sĩ Văn Được giới thiệu lên sân khấu thử sức với 6 câu vọng cổ bài "Lá thư người chiến sỹ", Văn Được đàn violon, Ngọc Sáu đờn cò, Bảy Trạch đờn kìm. Mọi người vỗ tay khen ngợi rần rần. Ai cũng khen "cậu nhóc" là một giọng ca tiềm năng. Minh Cảnh được giới thiệu cho ông bầu gánh Kim Chung và bắt đầu sự nghiệp ca hát.
Thời gian đầu, Minh Cảnh một đêm kiếm được 40 đồng và ký được contrat (hợp đồng) 20.000 đồng trong 2 năm. Các vở diễn Minh Cảnh được tham gia như: "Nghệ sĩ mù đất Hà Tiên", "Phù Kiều Trường Hận", "Tiếng cười Bao Tự", "Tuyết phủ chiều đông", "Chiều thu sầu ly biệt"… đều khiến khán trường không còn chỗ trống.
Qua sự kèm cặp của những người thầy Hai Sĩ, Văn Được và Bảy Trạch, Minh Cảnh xuất hiện trên sân khấu lấp lánh hào quang với giọng ca luyến láy, mượt mà với số tiền cát-sê cao ngất ngưởng khiến nhiều người phải mơ ước.
Sân khấu cải lương vào thời này đã có sự soán ngôi, nhường ngai. Một lớp nghệ sĩ mới xuất hiện như những ngôi sao sáng: Hữu Phước, Hùng Cường, Dũng Thanh Lâm, Minh Cảnh, Út Bạch Lan, Bạch Tuyết, Ngọc Giàu, Lệ Thủy, Thanh Nga, Mỹ Châu, Minh Phụng, Thanh Thanh Hoa… Minh Cảnh không được học hành nhiều nhưng lại có một kiểu ca rất lạ. Công chúng đang muốn một sự tân tiến, muốn thoát khỏi lối ca diễn cổ điển nên Minh Cảnh trở thành sự lựa chọn hàng đầu.
Năm 1961, Minh Cảnh lên ngôi "Hoàng đế" từ bài vọng cổ "Tu là cội phúc", tiếp sau đó là hàng loạt bản ca cổ do soạn giả Viễn Châu soạn lời như: "Võ Đông Sơ", "Mưa trên phố Huế", "Lương Sơn Bá", "Sầu vương ý nhạc", "Lưu Bình - Dương Lễ", "Lòng dạ đàn bà", "Em bé đánh giày", "Chuyến xe lam chiều", "Đời mưa gió", "Ni cô và Kiếm sĩ", "Trái sầu riêng"…
Hai năm sau, ông lập ra đoàn Kim Chung 2. Ông bầu kiêm kép chánh Minh Cảnh lại tỏa sáng rực rỡ với những vở tuồng cải lương: "Bên cầu vọng thê", "Manh áo quê nghèo", "Bích Vân cung kỳ án", "Trinh nữ lầu xanh", "Lời thơ trên huyết"…
Đặc biệt, trong "Quán gấm đầu làng" (chuyện Lưu Bình - Dương Lễ), Minh Cảnh bứt phá với câu vọng cổ hơi dài ca một mạch 53 chữ, đặt dấu ấn đầu tiên cho ca vọng cổ hơi dài đến nay. Giờ đây, trên sân khấu cải lương có những "bản photo" của nghệ sĩ Minh Cảnh như các nghệ sĩ: Giang Châu, Châu Thanh, Phượng Hằng, Bình Trang, Cẩm Tiên…
Sau năm 1975, khán thính giả vẫn còn nghe Minh Cảnh với một số bài tân cổ giao duyên rất ấn tượng như: "Cánh chim trên biển", "Rẻ mạ đầu mùa", "Bông điệp Sài Gòn", "Đám cưới trên đường quê hương", "Bông súng trắng", "Cây trứng cá sau vườn", "Người mẹ thời loạn", "Quán nửa khuya", "Đoạn cuối tình yêu", "Chuyến xe lam chiều", "Cô lái đò", "Thuyền hoa", "Rước tình về với quê hương", "Cánh cò và dòng sông", "Thuyền hoa", "Tình nước", "Chín dòng sông hò hẹn"...
Không chỉ hát hay, Minh Cảnh còn giỏi võ. Ngoài thời gian dành cho sân khấu, khi rảnh Minh Cảnh dành nhiều thời gian luyện võ. Từ việc học để bảo vệ mình, Minh Cảnh sử dụng những đường võ công phu của mình để biểu diễn trên sân khấu. Nhờ đó, các vai diễn của ông trở nên sinh động và lôi cuốn hơn.
Trong một lần đến Việt Nam, minh tinh màn bạc Hong Kong nổi tiếng thập niên 90, diễn viên võ thuật Khương Đại Vệ đã ngỏ ý kết giao với Minh Cảnh bởi vì quá ngưỡng mộ giọng ca và những đường võ điệu nghệ của nam nghệ sĩ.
Giã từ sân khấu sau biến cố lớn và tuổi xế chiều đau đáu tại trời Tây
Khi đang trong giai đoạn đỉnh cao nhất, Minh Cảnh phải đối mặt với biến cố lớn trong cuộc đời và phải từ giã ánh đèn sân khấu. Trong lần trình diễn tại Bình Dương, Minh Cảnh không may gặp sự cố sân khấu, khi đang bay lượn trên bầu trời thì dây nối bị đứt, Minh Cảnh rơi xuống đất, dù may mắn thoát nạn nhưng nam nghệ sĩ bị thương khá nặng và mất rất lâu để chữa trị.
Từ cõi chết trở về, ông bầu kiêm kép chánh Minh Cảnh lâm vào cảnh túng quẫn, không còn tiền đong gạo, trả lương cho nghệ sĩ đoàn Kim Chung 2. Cuộc đời đã từng cho ông bao nhiêu thứ thì giờ đây lại lấy sạch hết. Minh Cảnh thường vào vai những nhân vật bất hạnh, cô đơn, bần hàn, tử vì đạo, chết vì tình, sống quân tử… như: Trần Tự Tâm (Máu nhuộm sân chùa), Bách kiếm Vương Hồ Vũ (Mùa thu trên Bạch Mã Sơn), Thái Điền kiếm sĩ (Dốc sương mù), Cao Nguyên Bình (Đêm lạnh chùa hoang) hay như các nhân vật trong "Đạo đời hai ngả", "Lưu Bình", "Võ Đông Sơ", "Tô Vũ chăn dê"… Cuối đời nghệ sĩ, phận ông không khác gì vai diễn. Rời sân khấu, ông quay về Long Xuyên, Sóc Trăng, Cà Mau mở quán nhậu hát cho nhau nghe, hát show đám cưới, đám ma suốt một thời gian dài, lận đận mưu sinh.
Ông còn là người thầy, tạo ảnh hưởng cho loạt nghệ sĩ sau này thành danh trên sân khấu, lấy nghệ danh có tên ông như: Minh Minh Cảnh, Minh Cảnh Em, Minh Minh Tâm, Minh Tiểu Cảnh, Minh Long Cảnh, Tuấn Cảnh, Minh Cảnh Hưng, Cảnh Minh, Cảnh Thăng, Cảnh Hiếu… Nghệ sĩ Minh Cảnh chung sống với nghệ sĩ Kiều My, có 5 người con, trong đó Nhật Sơn và Kiều Nhi theo nghề.
Tai họa một lần nữa rơi vào cuộc đời bất hạnh của Minh Cảnh khi ông phát hiện mắc bệnh hiểm nghèo vào năm 2005 và phải sang Mỹ chữa trị rồi định cư hẳn.
Nhắc về giai đoạn này trong một cuộc trò chuyện với báo Phụ nữ TP.HCM, Minh Cảnh tâm sự: "Rất nhiều nước mắt đã rơi cho quá khứ. Tôi khóc vì tủi thân. Tôi khóc vì mừng vui. Tôi khóc cho những ai đã từng sống trong hoàn cảnh như mình. Những giọt nước mắt ấy buồn, vui lẫn lộn, xen lẫn những sự tủi nhục".
Năm 2013, Minh Cảnh phải đón nhận tin buồn khi con trai út của mình Vũ Minh Sơn (ca sĩ Nhật Sơn) ra đi vì lý do không hay, ông ở Mỹ và không được gặp con lần cuối.
Đến hiện tại, nghệ sĩ Minh Cảnh vẫn đang sinh sống tại bang Louisiana (Mỹ).Ông cho biết đôi lúc chạnh lòng vì bạn bè, đồng nghiệp cùng thời gần như không còn ai. Dù tuổi đã gần 90 nhưng sức khỏe của nam nghệ sĩ rất tốt, vẫn minh mẫn và hài hước khi trò chuyện cùng mọi người. Tuy nhiên, do mắt kém nên ông không thể nhận ra một số người quen. Thế nhưng, nam nghệ sĩ thỉnh thoảng chạy show, phục vụ khán giả ở nhiều nơi, mong muốn cống hiến, được sống hết mình trên sân khấu. Đồng thời, ông bày tỏ vẫn không ngừng học hỏi, trau dồi vốn sống: "Đến bây giờ, tôi cũng phải học từ các nghệ sĩ trẻ, những người trẻ. Họ giỏi là tôi học, thậm chí, tôi học từ những đứa nhỏ".
Theo đó, nói về lý do ở tuổi U90 vẫn mê đi diễn, nghệ sĩ Minh Cảnh tiết lộ, do ông biết ơn khán giả vẫn yêu thương, trân trọng. Ông thấy mình có trách nhiệm và mang ơn người hâm mộ cả đời.
"Tôi không bao giờ quên được sự nuôi dưỡng của khán giả. Chính họ là người nuôi dưỡng các anh em nghệ sĩ. Vì thế mỗi lần biểu diễn tôi đều ước sao, nếu có sơ suất xảy ra, mong khán giả dung thứ và chấp nhận" - ông nghẹn ngào.
Nói về sức khỏe hiện tại, ông nói mọi thứ đều là quy luật tự nhiên nên không cưỡng cầu. Ông nghĩ rằng ai rồi cũng phải chấp nhận lùi về hậu trường sau nhiều năm sống dưới ánh hào quang.
Dù là thần tượng của nhiều thế hệ, nhưng nghệ sĩ Minh Cảnh vẫn có những thần tượng của riêng mình. Ông tâm sự: "Nói về bậc tiền bối, không ai phủ nhận được cậu Mười Út Trà Ôn. Thế hệ đệ tử của cậu Mười có hai danh ca là anh Thành Được và anh Hữu Phước. Hữu Phước là giọng ca truyền cảm, tôi rất mến mộ. Giọng anh Thành Được thì không mượt như anh Phước nhưng khiến người nghe phải nhớ".
(Theo GĐXH)