【ty so lazio】Giải pháp nâng cao chất lượng giải quyết
Tại hội nghị triển khai công tác tòa án vừa qua,ảiphpnngcaochấtlượnggiảiquyếty so lazio các đại biểu xác định những giải pháp có hiệu quả nâng cao chất lượng giải quyết các vụ việc dân sự, hành chính.
Ông Phạm Hồng Phong (thứ tư từ phải qua), Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh trao danh hiệu cho các tập thể đạt lao động xuất sắc.
Nhiệm vụ trọng tâm công tác 2018
Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh đề ra nhiệm vụ chủ yếu: Tiếp tục đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành theo hướng phân công, phân cấp hợp lý, phát huy tính chủ động sáng tạo và tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Hoàn thành các chỉ tiêu của tòa án nhân dân về công tác xét xử. Triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp nhằm nâng cao tiến độ, chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ án. Thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 03 ngày 28/10/2015 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về quy trình lựa chọn, công bố, áp dụng án lệ và Chỉ thị số 04 ngày 30/5/2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về tăng cường công tác phát triển công bố áp dụng án lệ trong xét xử nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, thẩm phán về tầm quan trọng của các văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong công tác giải quyết, xét xử các loại vụ án. Nghiên cứu đổi mới, đề ra những giải pháp đột phá trong công tác, kiện toàn tổ chức bộ máy gắn với nâng cao chất lượng công tác đột phá trong công tác cán bộ của tòa án nhân dân hai cấp trong tỉnh. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính tư pháp tại tòa án hai cấp trong tỉnh; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả công tác; công khai, minh bạch các hoạt động của tòa án, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi giải quyết công việc tại tòa án, góp phần xây dụng hình ảnh tòa án thân thiện, gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân, là chỗ dựa cho Nhân dân trong việc bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện phong trào thi đua theo chủ đề xuyên suốt “Phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư” với phương châm “Gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân”. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị về công tác cải cách tư pháp, Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Nâng cao vai trò quản lý điều hành tòa hành chính
Bà Trịnh Thị Bích Hạnh, Phó chánh Tòa Hành chính, Tòa án nhân dân tỉnh, cho rằng công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức lối sống trong tập thể được đặt lên hàng đầu, vì quan hệ hành chính là quan hệ giữa một bên là chủ thể đại diện cho các cơ quan quản lý nhà nước, một bên là công dân bị điều chỉnh bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính. Do đó, khi tham gia giải quyết án hành chính để công dân tin tưởng vào sự công tâm của tòa án thì đòi hỏi công chức tòa án phải “gần dân, hiểu dân, giúp dân”, điều này thể hiện trong phiên họp tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại của tòa án. Để giải quyết tốt án hành chính, thẩm phán và thư ký phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, không bị tác động từ bên ngoài và đòi hỏi phải nghiên cứu nắm rõ các văn bản hướng dẫn liên quan đến từng lĩnh vực khiếu kiện. Ngoài độc lập trong xét xử, còn chủ động phối hợp với các phòng tòa chuyên trách và các sở, ban ngành để tạo điều kiện cho việc giải quyết nhanh chóng như: Khi mở phiên đối thoại để người khởi kiện và người bị kiện gặp gỡ trao đổi và đi đến thống nhất. Bên cạnh đó, tòa án chủ động mời các cơ quan không liên quan đến vụ án nhưng am hiểu về vấn đề đang khiếu kiện của công dân để cùng tham gia giải quyết, một mặt là khách quan và cùng tòa án phân tích, đưa ra các căn cứ pháp lý cho các bên tham gia tố tụng hiểu. Với những giải pháp trên sẽ mang lại hiệu quả trong công tác giải quyết án hành chính.
Kiên trì trong hòa giải
Bà Trần Thanh Ngân, Chánh án Tòa án nhân dân thị xã Long Mỹ, nói: Nguyên tắc hòa giải là tự nguyện, không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Chính vì thế, qua mỗi vụ án hòa giải đạt hiệu quả thể hiện kỹ năng, sự kiên trì, tâm huyết của mỗi thẩm phán. Và hơn thế nữa, nó còn mang ý nghĩa nhân văn, thể hiện tình người, góp phần hàn gắn tình làng nghĩa xóm, giữ vững sự đoàn kết thống nhất trong nội bộ nhân dân. Trên cơ sở xác định tầm quan trọng của công tác hòa giải với những đặc thù của địa bàn, ngoài việc hòa giải tại tòa án, đơn vị còn tiến hành hòa giải ngoài trụ sở tại UBND xã, phường nơi có nhiều vụ án dân sự phát sinh tranh chấp phức tạp, dư luận xã hội quan tâm. Trước hết xác định mục tiêu, xem thủ tục hòa giải là khâu xuyên suốt trong quá trình tố tụng, điều đó phù hợp với tinh thần của Bộ luật Tố tụng dân sự. Do đó, thẩm phán phải có sự nghiên cứu kỹ nội dung vụ án, nguyên nhân phát sinh tranh chấp, tâm tư, nguyện vọng của các bên, định hướng các vấn đề cần hòa giải, đặc biệt phải có sự kiên trì, không những hòa giải trước khi xét xử mà phải có sự kiên trì cho đến khi xét xử, điều đó được thể hiện bằng quyết định công nhận sự thỏa thuận các đương sự tại phiên tòa.
PHI YẾN lược ghi