Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 17/6/2024: Giá hàng hoá nguyên liệu thế giới biến động mạnh trong tuần qua Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 18/6/2024: Giá ca cao lao dốc,ịtrườnghànghóahômnayngàyGiáhànghoánguyênliệuthếgiớiđồngloạttăbxh bỉ giá dầu bật tăng |
Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, đóng cửa ngày 18/6, lực mua chiếm ưu thế trở lại trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới giúp hầu hết các mặt hàng đều đóng cửa trong sắc xanh. Chỉ số MXV-Index đảo chiều hồi phục sau 3 ngày suy yếu nhẹ liên tiếp, với mức tăng 0,66% lên 2298 điểm.
Giá ngô hồi phục do lo ngại nguồn cung tại Mỹ
Kết phiên giao dịch 18/6, giá ngô đã quay đầu hồi phục gần 1,5% về mức 177,16 USD/tấn, xóa đi hoàn toàn mức giảm của phiên trước đó. Sau giai đoạn giằng co trong phiên sáng, thị trường đã duy trì đà tăng đến cuối phiên, được củng cố bởi những lo ngại về nguồn cung tại Mỹ và Ukraine.
Trong báo cáo Tiến độ mùa vụ (Crop Progress), Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết tỷ lệ ngô đạt chất lượng tốt/tuyệt vời của nước này đã giảm 2% trong tuần qua xuống chỉ còn 72%, thấp hơn dự đoán của giới phân tích. Việc chất lượng ngô Mỹ giảm mạnh cho thấy vụ mùa năm nay có thể đang phải chịu thiệt hại nhiều hơn kỳ vọng, là yếu tố chính khiến giá ngô được hỗ trợ.
Bên cạnh đó, Hiệp hội Thương nhân Ngũ cốc Ukraine (UGA) cho biết, xuất khẩu ngũ cốc và hạt có dầu trong 15 ngày đầu tháng 6 của nước này đạt 1,97 triệu tấn, giảm mạnh so với mức 2,69 triệu tấn cùng kỳ tháng trước. Mặc dù UGA không đưa ra lý do dẫn đến sự sụt giảm, tuy nhiên theo MXV, nguyên nhân có thể đến từ việc nông dân hạn chế xuất khẩu vào cuối vụ để đánh giá nguồn cung trong niên vụ mới. Việc giảm xuất khẩu từ Ukraine sẽ làm giảm áp lực cạnh tranh đối với ngô Mỹ, từ đó tác động đến xu hướng tăng giá trên thị trường.
Bảng giá nông sản |
Giá lúa mì tiếp tục suy yếu, là mặt hàng duy nhất trong nhóm nông sản sụt giảm vào hôm qua. Thị trường chịu áp lực khi triển vọng nguồn cung lúa mì của Mỹ tiếp tục có sự cải thiện.
Báo cáo Tiến độ Mùa vụ ngày hôm qua cho thấy, tính tới ngày 16/6, tiến độ thu hoạch lúa mì vụ đông của Mỹ đã đạt 27% diện tích dự kiến, từ mức 12% vào tuần trước và cao hơn nhiều mức 22% dự đoán của thị trường. Con số này cũng vượt xa mức 13% cùng kỳ năm ngoái và mức 14% trung bình lịch sử, cho thấy hoạt động mùa vụ trong năm nay đang diễn ra nhanh chóng.
Đối với lúa mì vụ xuân, tỷ lệ cây đạt chất lượng tốt/tuyệt vời cũng ghi nhận sự cải thiện đáng kể trong tuần báo cáo lên mức 76%, trái với kỳ vọng sụt giảm của thị trường và cao hơn nhiều so với mức 51% năm trước. Việc lúa mì vụ đông và xuân của Mỹ đều có tín hiệu tích cực khiến thị trường kỳ vọng sản lượng năm nay sẽ ở mức cao, khiến giá lúa mì chịu sức ép.
Giá kim loại đảo chiều tăng sau dữ liệu kinh tế yếu của Mỹ
Chốt phiên hôm qua, nhờ sự suy yếu của đồng USD, dòng tiền đầu tư đã dịch chuyển mạnh sang thị trường kim loại, giúp hầu hết các mặt hàng trong nhóm tăng giá. Đối với kim loại quý, giá bạc phục hồi 0,59% lên 29,56 USD/ounce. Giá bạch kim cũng tăng 0,65% lên 9.899,85 USD/ounce, đánh dấu phiên tăng thứ ba liên tiếp. Hai mặt hàng này đều trải qua phiên biến động khá mạnh.
Bảng giá kim loại |
Trong phiên sáng, giá bạc và giá bạch kim đồng loạt chìm trong sắc đỏ do sức ép từ yếu tố vĩ mô. Kể từ sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tuyên bố chỉ cắt giảm lãi suất một lần trong năm nay, thị trường càng tỏ ra thận trọng hơn về hướng đi của FED. Tâm lý này đã kìm hãm dòng tiền chảy vào nhóm kim loại quý, mặt hàng nhạy cảm với lãi suất và biến động tiền tệ.
Tuy nhiên, tới phiên tối, giá hai mặt hàng đảo chiều tăng trở lại sau khi Mỹ công bố dữ liệu kinh tế tiêu cực. Cụ thể, theo báo cáo từ Bộ Thương mại Mỹ, trong tháng 5, doanh số bán lẻ của Mỹ chỉ tăng 0,1% so với tháng trước, thấp hơn so với dự báo tăng 0,3%. Trong khi đó, doanh số bán lẻ của tháng 4 cũng bị điều chỉnh xuống mức -0,2%, từ mức 0% trong báo cáo trước.
Dữ liệu yếu kém này phản ánh chi tiêu tiêu dùng của người dân Mỹ đã chậm lại trong tháng 5, đồng thời gây sức ép lên đồng dollar Mỹ. Sau báo cáo, đồng USD đã lao dốc mạnh, kéo chỉ số Dollar Index giảm từ 105,5 điểm xuống còn 105,1 điểm. Giá bạc và giá bạch kim cũng tăng ngay sau đó, giúp cả hai mặt hàng kết phiên trong sắc xanh.
Đối với kim loại cơ bản, đồng USD suy yếu cũng giúp hầu hết các mặt hàng tăng giá. Đáng chú ý, giá đồng COMEX phục hồi từ mức đáy 2 tháng nhờ tăng 0,97%, chốt phiên tại mức 9.899,85 USD/tấn. Giá quặng sắt cũng tăng trở lại, đóng cửa tại mức 106,27 USD/tấn sau khi tăng 0,88%.
Bên cạnh đó, giá hai mặt hàng này còn được hưởng lợi nhờ kỳ vọng tiêu thụ sẽ cải thiện, sau khi các chuyên gia dự báo rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục hỗ trợ cho lĩnh vực bất động sản.
Cụ thể, trong báo cáo mới đây, các nhà kinh tế của Goldman Sachs dự báo rằng Trung Quốc sẽ đẩy mạnh ban hành các chính sách hỗ trợ cho lĩnh vực bất động sản còn yếu kém, bao gồm việc nới lỏng hơn nữa các hạn chế mua nhà ở các thành phố hạng nhất và giảm lãi suất thế chấp, cùng với nhiều biện pháp khác.
Giá một số hàng hóa khác
Bảng giá nguyên liệu công nghiệp |
Bảng giá năng lượng |