您现在的位置是:Empire777 > World Cup

【ketquabongda anh】Các địa phương thuộc Tổ công tác số 5 chưa có sự đột phá rõ rệt trong giải ngân vốn đầu tư công

Empire7772025-01-11 17:56:20【World Cup】8人已围观

简介Tỷ lệ có tăng nhưng chưa đột pháBáo cáo của Bộ Tài chính cho biết, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương ketquabongda anh

Tỷ lệ có tăng nhưng chưa đột phá

Báo cáo của Bộ Tài chính cho biết,ácđịaphươngthuộcTổcôngtácsốchưacósựđộtphárõrệttronggiảingânvốnđầutưcôketquabongda anh tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương thuộc Tổ công tác số 5 quản lý trong 7 tháng năm 2024 đạt thấp. Cụ thể, tỉnh Bình Thuận (21,45%); tỉnh Gia Lai (29,86%); tỉnh Kon Tum (30,21%); tỉnh Lâm Đồng (25,1%); tỉnh Đồng Nai (27,18%); tỉnh Bình Phước (25,57%).

Các địa phương thuộc Tổ công tác số 5 chưa có sự đột phá rõ rệt trong giải ngân vốn đầu tư công
Tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương thuộc Tổ công tác số 5 quản lý vẫn chưa có sự đột phá rõ rệt. Ảnh TL minh họa.

Ước đến hết tháng 8/2024, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này vẫn chưa có sự đột phá rõ rệt. Theo đó, tỷ lệ giải ngân của các địa phương này ước lần lượt đạt: Bình Thuận (30,24%); Gia Lai (40,35%); Kon Tum (32,73%); Lâm Đồng (35%); Đồng Nai (33,26%) và Bình Phước (29,74%).

Khó khăn khiến cho 6 địa phương giải ngân chậm vẫn chủ yếu ở các cơ chế, chính sách liên quan tới các bộ chuyên ngành. Cụ thể, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (các vướng mắc liên quan đến việc giao vốn, trình tự, thủ tục thực hiện các dự án); Bộ Xây dựng (các vướng mắc liên quan tới công tác quy hoạch, nghiệm thu công trình); Bộ Tài nguyên và Môi trường (các vướng mắc liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, vật liệu xây dựng); Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (vướng mắc liên quan đến việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất và triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia); Ủy ban Dân tộc (vướng mắc trong quá trình triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia); Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ (vướng mắc liên quan đến việc mua sắm thiết bị).

Ước đến hết tháng 8/2024, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này vẫn chưa có sự đột phá rõ rệt. Theo đó, tỷ lệ giải ngân của các địa phương này ước lần lượt đạt: Bình Thuận (30,24%); Gia Lai (40,35%); Kon Tum (32,73%); Lâm Đồng (35%); Đồng Nai (33,26%) và Bình Phước (29,74%).

Ngoài ra, khâu tổ chức, thực hiện ở các địa phương còn chưa quyết liệt. Theo đó, điểm nghẽn lớn của cả 6 địa phương nằm ở công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất và nguồn cung nguyên, vật liệu thi công...

Đặc biệt, trên cơ sở tình hình giải ngân của các địa phương, Bộ Tài chính nhận thấy việc bố trí kế hoạch vốn của các địa phương cho dự án chưa đảm bảo theo đúng khả năng hấp thụ vốn của dự án. Nhiều dự án có khối lượng vốn lớn nhưng tỷ lệ giải ngân đến nay vẫn còn thấp, thậm chí có dự án còn chưa thực hiện giải ngân.

Quyết liệt, nỗ lực trong triển khai các dự án

Trước tiến độ giải ngân của 6 địa phương còn thấp, Tổ công tác số 5 cho biết, các khó khăn, vướng mắc của các địa phương xoay quanh các vấn đề liên quan đến các luật như: Luật Ngân sách nhà nước; Luật Đầu tư công; Luật Xây dựng. Luật Đất đai; Luật Đấu thầu…

Các địa phương thuộc Tổ công tác số 5 chưa có sự đột phá rõ rệt trong giải ngân vốn đầu tư công
Tổ công tác số 5 yêu cầu 6 địa phương phải quyết liệt, nỗ lực trong thực hiện các dự án. Ảnh TL minh họa.

Hiện Bộ Tài chính được giao chủ trì xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung 7 Luật (trong đó có Luật Ngân sách nhà nước); Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư công, xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung 4 Luật để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cơ bản cho các địa phương trong triển khai, thực hiện kế hoạch ĐTC.

Do đó, sau khi các luật được thông qua và có hiệu lực, đề nghị các địa phương nghiên cứu, tập trung giải quyết các khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn ĐTC.

Trên cơ sở các khó khăn, vướng mắc và kiến nghị của các địa phương, Bộ Tài chính tiếp tục kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao các bộ chuyên ngành và các đơn vị liên quan khẩn trương nghiên cứu, có ý kiến tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. Trường hợp vượt thẩm quyền, đề nghị các bộ chuyên ngành và các đơn vị liên quan khẩn trương nghiên cứu, xây dựng phương án xử lý, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Đối với các khó khăn, vướng mắc đã được Bộ Tài chính tổng hợp, Tổ công tác số 5 đề nghị các bộ chuyên ngành nghiên cứu, có ý kiến hướng dẫn, tháo gỡ cho các địa phương.

Hiện nay, một số vướng mắc, kiến nghị đã được các bộ chuyên ngành phúc đáp, tháo gỡ, do đó, Tổ công tác số 5 đề nghị các địa phương nghiên cứu, thực hiện. Trường hợp khó khăn, vướng mắc chưa được làm rõ, đề nghị các địa phương có văn bản gửi các bộ chuyên ngành để tiếp tục được hướng dẫn triệt để.

Ngoài ra, báo cáo từ Bộ Tài chính cũng cho biết, ngày 8/8/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 26/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đẩy mạnh giải ngân vốn ĐTC những tháng cuối năm 2024. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã định hướng chỉ đạo với “5 quyết tâm”, “5 đảm bảo” trong tổ chức triển khai thực hiện giải ngân kế hoạch ĐTC năm 2024 để phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân 95% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Do đó, Tổ công tác số 5 đề nghị các địa phương có những giải pháp quyết liệt, nỗ lực trong thực hiện dự án, giải ngân; thực hiện đúng theo định hướng chỉ đạo cũng như thực hiện tốt nhiệm vụ, giải pháp đã được Thủ tướng Chính phủ yêu cầu.

Đồng thời, Tổ công tác số 5 đề nghị cấp ủy Đảng tại địa phương phải quyết liệt, chỉ đạo sát sao; cả hệ thống chính trị phải vào cuộc; chính quyền phải hành động quyết liệt, đồng thời vận động người dân và doanh nghiệp đồng tình, ủng hộ, phát huy tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt, trách nhiệm với cộng đồng xã hội.

Tổ công tác số 5 cũng đề nghị các bộ chuyên ngành khẩn trương rà soát, nghiên cứu các khó khăn, vướng mắc của địa phương đã được Bộ Tài chính tổng hợp để chủ động có phương án xử lý, kịp thời có văn bản hướng dẫn địa phương để tạo điều kiện thuận lợi nhất trong công tác giải ngân vốn ĐTC năm 2024./.

很赞哦!(56794)