【ket qua vdqg ha lan】Thủ tục ngành nông nghiệp xa thực tiễn phải đề xuất bỏ
Năm 2020: 14 thủ tục hành chính của Bộ Y tế sẽ tham gia Cơ chế một cửa quốc gia | |
Ngành Tài chính: Tiếp tục kiểm soát chặt việc ban hành thủ tục hành chính | |
Nhiều thủ tục “lỡ hẹn” kết nối Cơ chế một cửa quốc gia | |
Cắt giảm,ủtụcngànhnôngnghiệpxathựctiễnphảiđềxuấtbỏket qua vdqg ha lan đơn giản hóa nhiều thủ tục hành chính về hải quan |
Thứ trưởng Hà Công Tuấn chủ trì hội nghị |
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, trong năm 2019, Bộ đã rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa ngành nghề kinh doanh có điều kiện cũng như điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp đảm bảo chỉ tiêu, yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Cụ thể, lĩnh vực nông nghiệp hiện có 272 điều kiện kinh doanh; đã bãi bỏ, sửa đổi theo hướng đơn giản hóa 251 điều kiện kinh doanh. Trong đó, bãi bỏ 115 điều kiện kinh doanh; 136 điều kiện kinh doanh đã được đơn giản hóa (tỷ lệ cắt giảm là 72,7%).
Về triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, đến hết năm 2019, Bộ đã hoàn thành kết nối 16 thủ tục trên Cơ chế một cửa quốc gia. Bộ NN&PTNT cũng cung cấp 30 dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3,4. Cổng thông tin điện tử thường xuyên cập nhật, rà soát, công khai toàn bộ thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
Dù đã đạt được không ít kết quả nổi bật trong cải cách hành chính song điểm đáng lưu ý là, đến nay nhiều nhiệm vụ triển khai cải cách của Bộ vẫn còn chậm so với yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Ví dụ điển hình là việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4. Đến hết năm 2019, Bộ mới có tổng số 46 thủ tục hành chính trực tuyến mức độ 3, 4 trong tổng số 255 thủ tục hành chính cấp Trung ương thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ (bằng 17%).
Trong khi Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 1/1/2020 của Chính phủ yêu cầu các Bộ thực hiện cung cấp ít nhất 30% số dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền giải quyết ở cấp độ 4.
Ngoài ra, về thống nhất một đầu mối kiểm tra chuyên ngành, mặc dù Lãnh đạo Bộ NN&PTNT đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, tuy nhiên, việc triển khai còn nhiều vướng mắc. Hạ tầng kĩ thuật, hệ thống thông tin chưa đồng bộ, thiếu kết nối trên diện rộng, chia sẻ thông tin qua mạng còn hạn chế giữa các đơn vị trong Bộ; mức độ bảo mật an toàn, an ninh chưa cao...
Khảo sát về chỉ số hài lòng của doanh nghiệp đối với chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến của Bộ NN&PTNT cho thấy: Có đến 59,4% doanh nghiệp mong muốn tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính, đơn giản hóa thành phần hồ sơ, thời gian giải quyết thủ tục hành chính.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị “Triển khai nhiệm vụ cải cách hành chính trọng tâm năm 2020” do Bộ NN&PTNT tổ chức sáng nay 28/2, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn nêu rõ, năm 2020, công tác cải cách thủ tục hành chính phải rút ngắn được thời gian xử lý và giải quyết, những thủ tục thực tiễn không cần thiết thì phải đề xuất bãi bỏ.
Thủ trưởng các đơn vị phải chịu trách nhiệm chính trong việc rà soát để kiến nghị sửa đổi, bổ sung những văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực nông nghiệp còn chồng chéo. Trong đó phải chú trọng những yếu tố có lợi nhất cho sự phát triển để tạo môi trường thuận lợi cho cạnh tranh lành mạnh và cho sự tự chủ của người dân cũng như doanh nghiệp.
"Quán triệt quan điểm là rút ngắn thời gian kiểm tra trước, chuyển từ kiểm soát trước sang kiểm soát sau trên cơ sở đánh giá các rủi ro. Trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính thì mốc thời gian không được vượt quá thời gian mà luật quy định, giảm được càng nhiều thời gian càng tốt", Thứ trưởng Hà Công Tuấn nói.
Lãnh đạo Bộ NN&PTNT chỉ đạo, đến ngày 30/6 tới, Bộ NN&PTNT phải hoàn thành hệ thống hóa các thủ tục hành chính. Như vậy, thủ trưởng các đơn vị phải đôn đốc sát sao hoàn thành hệ thống hóa các thủ tục hành chính trong lĩnh vực mình phụ trách; rà soát để phát hiện các thủ tục hành chính, những quy trình nghiệp vụ có vấn đề gì, từ đó đề xuất hướng xử lý những vướng mắc cho kịp thời, phù hợp...