【kết quả bóng đá vô địch quốc gia mỹ】Hồi sinh kỳ diệu

Vận hành máy xạ trị cho bệnh nhi

“Gom” nhiều điều đặc biệt

Đó là ca bệnh của bé Hồ Thị Tr. (3 tuổi,ồisinhkỳdiệkết quả bóng đá vô địch quốc gia mỹ Vĩnh Linh, Quảng Trị) – bệnh nhi đã được ra viện giữa tháng 4/2021 sau khi được ghép tế bào gốc tự thân thành công để điều trị bệnh lý u nguyên bào võng mạc di căn. Ôm chặt con gái trong ngày ra viện, người cha Hồ Văn H. hạnh phúc nghẹn ngào: “Gia đình tin tưởng, cậy nhờ hoàn toàn vào bệnh viện và các bác sĩ. Tôi không biết nói như thế nào để diễn tả hết lòng biết ơn”.

Tháng 9/2020, Hồ Thị Tr. vào viện trong tình trạng sốt cao, mắt phải lồi to, sưng đau hàm má phải, ăn uống kém. Bệnh nhi được tiến hành làm đầy đủ các xét nghiệm và được chẩn đoán bệnh lý u nguyên bào võng mạc di căn tủy xương, di căn gan, bệnh kèm theo nhiễm trùng huyết. Với bệnh lý u nguyên bào võng mạc di căn, Tr. chỉ có một cơ hội sống duy nhất nếu được ghép tế bào gốc. Và với sự quyết tâm cao độ của các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế, Tr. là bệnh nhân đầu tiên của Việt Nam được tiến hành ghép tế bào gốc tự thân điều trị bệnh lý u nguyên bào võng mạc. Ca ghép thành công. Các bác sĩ ở Bệnh viện Trung ương Huế trở thành những người cha, người mẹ thứ 2 của bé Tr. – những người không cho con hình hài nhưng đã đồng sức, đồng lòng, quyết tâm chiến đấu từng thời khắc với tử thần để giành giật, bảo vệ sự sống cho con.

Theo Ths.BSCKII. Hoàng Thị Lan Hương, Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, đây là một trường hợp cực kỳ đặc biệt bởi “gom” nhiều thứ đặc biệt: Bệnh nhi là người dân tộc thiểu số, gia đình khó khăn nên toàn bộ chi phí điều trị đều do bệnh viện kêu gọi từ các nguồn hảo tâm. Hơn thế nữa, mẹ Tr. đang bận em bé mới sinh tại quê nhà, nên đội ngũ bác sĩ đã chăm sóc cháu toàn diện, túc trực 100% thời gian bên bé trong phòng ghép, đúng nghĩa với câu “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa” vậy. Nhất cử, nhất động và mọi thay đổi trong nhịp thở, sắc thái của bé đều được theo dõi, giám sát chặt chẽ. Chỉ cần màu da có một thay đổi, các bác sĩ đã mất ăn mất ngủ theo.

Với tình trạng bệnh của bé Tr., Bệnh viện Trung ương Huế đã xác định đây là một ca bệnh khó. Với phác đồ điều trị hóa mạnh, các biến chứng nhiễm trùng rất dễ xảy. Chính nhờ sự theo dõi cháu sát sao, các bác sĩ đã phát hiện và xử trí kịp thời biến chứng “sốc nhiễm trùng” sau ghép tế bào gốc. Biến chứng nhiễm trùng xuất hiện trong thời gian tủy suy hoàn toàn, không còn các tế bào bảo vệ chống lại vi khuẩn, là một tình trạng hết sức nguy hiểm, thật sự đe dọa tính mạng. Trước tình hình đó, các bác sĩ phải điều trị tích cực dưới dạng hồi sức, hỗ trợ kháng sinh đặc biệt và kết hợp nhiều biện pháp điều trị hỗ trợ khác để giúp bệnh nhi vượt qua “cửa tử”, hồi phục các chỉ số sinh tồn.

Ngày ra viện, cơ hội tiếp tục sống khỏe mạnh của Tr. được các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế giành lại từ tử thần lên đến 80%. Bé xuất viện trong niềm hạnh phúc vô bờ bến của gia đình, của các bác sĩ và nhân lên niềm hy vọng hồi sinh cho nhiều người bệnh thiếu may mắn khác. Và đây cũng là niềm tự hào của Bệnh viện Trung ương Huế, nơi đầu tiên triển khai kỹ thuật ghép tế bào gốc tự thân điều trị bệnh lý u nguyên bào võng mạc di căn tại Việt Nam.

Mở ra chương mới

Tôi thích cảm giác hạnh phúc lan tỏa mỗi khi “truyền tin” Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho những ca bệnh đặc biệt. Trước Hồ Thị Tr., nhiều bệnh nhi khác cũng được các bác sĩ của Bệnh viện Trung ương Huế ấm áp chia tay trong ngày xuất viện, trở về cuộc sống với gia đình. Ấy là bệnh nhi Nguyễn Ánh H., 4 tuổi (Đakrong, Quảng Trị), là Trần Nguyễn Tú Q. (8 tuổi, Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang), hay em trai bé nhỏ 2,5 tuổi Phan Đ. K., ở Long Thành, Đồng Nai.

Trong nhiều năm qua, Bệnh viện Trung ương Huế đạt được nhiều thành tựu trong điều trị cho bệnh nhân ung thư. Trong đó, nổi bật nhất là điều trị thành công và đem lại cơ hội sống cho bệnh nhi ung thư. Đây cũng là một lĩnh vực mà Bệnh viện Trung ương Huế đang đi đầu trong cả nước.

Trong quy trình điều trị u đặc ở trẻ em (những u không phải là u huyết học), xạ trị là một mắt xích rất quan trọng, nhưng mắt xích này lại chưa được các cơ sở xạ trị trong nước quan tâm. Tại Bệnh viện Trung ương Huế, đây lại là một thế mạnh. Trung tâm Ung bướu của Bệnh viện Trung ương Huế hiện là đơn vị đi đầu và duy nhất trong cả nước về xạ trị nhi, đặc biệt là xạ trị có gây mê, là địa chỉ tin cậy để các bệnh viện lớn ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh gửi bệnh về điều trị. Số lượng bệnh nhi chọn Huế để thực hiện các kỹ thuật xạ trị cao cấp và xạ trị có gây mê tăng dần, từ 10-20 bệnh/năm lên đến gần 100 bệnh/năm.

GS.TS. Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế chia sẻ: Bên cạnh xạ trị nhi, Bệnh viện Trung ương Huế hiện nay cũng là đơn vị thứ 3 trong cả nước thực hiện được kỹ thuật điều trị hóa trị liều cao – ghép tủy. Kỹ thuật này được chỉ định cho những bệnh lý ung thư trẻ em, nhất là bệnh lý về u nguyên bào thần kinh nguy cơ cao. Ngoài các bệnh nhi đến từ mọi miền Tổ quốc cũng được Bệnh viện Trung ương Huế điều trị thành công, nhiều bệnh nhi thuộc khu vực Nam bộ và Tây Nam bộ cũng được các bác sĩ ở Bệnh viện Trung ương Huế điều trị chiến thắng bệnh tật.      

“Để chuẩn bị cho việc thực hiện các kỹ thuật mới trong điều trị ung thư nhi, Bệnh viện Trung ương Huế đã chuẩn bị rất đầy đủ và mạnh về nguồn nhân lực chất lượng cao, được đào tạo chính quy bài bản trong nước và quốc tế, đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại. Sự phối kết hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa Trung tâm Nhi, Trung tâm Ung bướu và Trung tâm Huyết học truyền máu tạo nên một bước tiến rất lớn của Bệnh viện Trung ương Huế trong lĩnh vực điều trị ung thư nhi. Sự phối hợp đa chuyên khoa đồng thời mở ra một chương mới trong việc đào tạo và huấn luyện cho đội ngũ phẫu thuật viên và các bác sĩ chuyên khoa có trình độ chuyên môn tốt, bản lĩnh, nhiệt huyết và làm chủ được các kỹ thuật cao trong lĩnh vực này. Đây chính là cơ sở quan trọng nhất để bệnh viện tự tin triển khai các kỹ thuật mới có hiệu quả đối với các bệnh nhi ung thư”, GS.TS Phạm Như Hiệp nhấn mạnh.

Bài, ảnh: ĐỒNG VĂN