Khi đặt đầu đề cho bài viết này,ủadnvậtop ghi bàn bóng đá anh bạn đồng nghiệp bảo tôi như vậy sai bét, bởi người ta quen gọi mùa xuân của đất trời chứ có nghe ai nói mùa xuân của dân vận bao giờ ? Nhưng tôi lại khác, vì với những gì mà công tác dân vận của tỉnh làm được trong năm đã thật sự mang lại mùa xuân cho nhiều nơi, nhiều người…
Càng vui hơn khi mùa xuân của dân vận được tô vẽ nên vóc dáng bởi những cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh. Cũng nhờ “Năm Dân vận chính quyền 2016” mà họ làm việc trách nhiệm hơn với Đảng, với dân để góp thêm những mùa xuân cho quê hương.
Ông Sáu Phúc (phải) đi vận động dân.
Tâm đắc đầu xuân
Những ai từng đón tết ở thành phố Vị Thanh mấy năm gần đây đều thừa nhận thành phố khá đẹp bởi có chợ hoa xuân khoe sắc dọc theo bờ kè Xà No; những ánh đèn nhiều màu sắc giăng ngang dọc trên các trục đường như làm bật lên vẻ hào hoa của thành phố trẻ. Một người dân tôi gặp khẳng định, tết này thành phố sẽ còn đẹp hơn bởi những mái che sai chỗ được… thu xếp gọn gàng.
Đầu tắt mặt tối chuẩn bị các hoạt động đón tết, nhưng khi tôi điện thoại ngỏ ý muốn gặp để tìm hiểu về việc tháo dỡ mái che thì anh Lê Quốc Nghị, Phó Chủ tịch UBND phường I, đồng ý ngay.
Phường I được thành phố chọn làm điểm trong công tác này. Bắt tay thực hiện vào đầu năm 2016, chỉ hơn 1 tháng, 307 mái che cố định ở phường đã được… thay thế. Hỏi anh Nghị bí quyết, anh nói chắc nịch: “Nhờ dân vận khéo”.
Nhớ lại những ngày họp dân vận động tháo dỡ mái che, anh Nghị nói tuy có cực nhưng kinh nghiệm rút ra không ít. Đó là người cán bộ cần thật sự khéo léo khi vận động, đặc biệt phải hiểu được tâm tư, nguyện vọng của bà con.
Chị Nguyễn Thị Bích Ngọc luôn ân cần, niềm nở với bệnh nhân.
Để vận động người dân, phường I tổ chức 5 cuộc họp dân mời tất cả những hộ có mái che cố định vi phạm thuộc 4 khu vực tham dự. Điều khiến nhiều người bất ngờ chính là vị chủ trì, trực tiếp đối thoại và giải đáp thắc mắc cho bà con là Bí thư Thành ủy Võ Minh Tâm (Hai Tâm). Bận rất nhiều việc, nhưng ông Hai Tâm vẫn dành thời gian đối thoại với dân. Điều này chứng tỏ lãnh đạo thành phố đặc biệt coi trọng công tác làm mới từng góc phố.
Qua các cuộc tiếp xúc với dân, nhiều người khi nhận thức đã thông liền ký cam kết tháo dỡ, nhưng cũng có một số người chưa chịu nên phường phải phối hợp tổ chức nhiều đoàn đến tận nhà… tâm sự. Một lần không được thì 2, 3 lần, những trường hợp khó quá thì đích thân lãnh đạo thành phố trực tiếp gặp gỡ.
“Mưa dầm thấm lâu”, nhờ tuyên truyền nhiều nên ý thức người dân được nâng lên. Chỉ trong thời gian ngắn, trên 300 mái che ở phường đã được tháo dỡ mà không có trường hợp nào phải cưỡng chế. Khi việc ở phường I đã xong, các phường còn lại cũng bắt tay vào thực hiện. Các đơn vị cũng tập trung vào công tác dân vận khéo, trong đó cán bộ, đảng viên “hóa thân” thành những tuyên truyen viên để “đến từng ngõ, gõ từng nhà”. Chẳng mấy chốc, 1.794 mái che vi phạm trên địa bàn thành phố phải nhường chỗ cho những cái mới mẻ hơn.
“Bước ngoặt mới” là cụm từ mà ông Phạm Hoàng Giang, Phó trưởng Ban Dân vận Thành ủy Vị Thanh, nhắc đi nhắc lại khi trò chuyện với tôi về việc tháo dỡ mái che. “Đáng mừng là từng cán bộ, đảng viên đã thể hiện bản lĩnh, tinh thần trách nhiệm của mình trong công tác dân vận. Càng ý nghĩa hơn khi điều đó diễn ra trong “Năm Dân vận chính quyền” - dấu hiệu cho thấy công tác dân vận chính quyền đã có sự đổi mới đáng kể”, ông Giang chia sẻ.
Qua hết con phố này đến con phố khác, cảm nhận sâu sắc nhất trong tôi là những con hẻm được trả lại không gian thông thoáng, sạch đẹp; những vỉa hè trước đây phải nép mình dưới mái che thì giờ đã được giải phóng, diện mạo thành phố như thêm trẻ ra, rộn ràng không khí vui tươi của mùa xuân mới.
Khi lãnh đạo đi… vận động
Về huyện Long Mỹ những ngày cận tết, đâu đâu cũng thấy hoa mai tỏa sắc rực rỡ trong nắng xuân dịu dàng. Dù đời sống chưa mấy khấm khá nhưng người dân ở vùng đất anh hùng cũng đang tất bật chuẩn bị mọi thứ để đón xuân.
Hỏi một số người dân về điều mà họ thấy vui nhất trong năm 2016. Thật ngạc nhiên khi nhiều người có chung đáp án là những cung đường mới. Và đằng sau niềm vui đó phải kể đến… kỳ công trong công tác dân vận khéo. Gợi chuyện này, ông Sáu Phúc (Trần Văn Phúc, Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy Long Mỹ) cười xòa nói: “Đó là nhiệm vụ mà chúng tôi phải làm tốt để đóng góp cho sự phát triển của quê hương”.
Các dãy phố của thành phố Vị Thanh đã được trả lại vẻ thông thoáng, sạch đẹp.
Năm 2016, huyện Long Mỹ tiến hành xây dựng, nâng cấp một số tuyến đường. Hễ ở đâu có vướng mắc khâu giải phóng mặt bằng là người ta lại thấy ông Sáu Phúc, ông Năm Phước (Lê Hữu Phước, Bí thư Huyện ủy Long Mỹ) đến nhà dân để thuyết phục.
Nhâm nhi ly trà nóng, ông Sáu Phúc nói đi vận động tuy cực mà vui, nhất là khi người dân chịu hiến đất cho những công trình mới. “Để bà con đồng thuận không hề dễ dàng, phải biết cách… chơi được với dân”, ông Sáu Phúc chia sẻ.
“Mỗi lần đi vận động thường có tôi, ông Năm Phước (Lê Hữu Phước, Bí thư Huyện ủy Long Mỹ) và một vài cán bộ. Đến nhà dân mình không nên tỏ thái độ quan cách, nói chuyện phải vui vẻ, gần gũi với cuộc sống, chuyện làm ăn của họ. Thấy mình vậy tự nhiên họ sẽ giãi bày hết những gút mắc liên quan đến giải phóng mặt bằng… Khi cuộc trò chuyện đã thành, chủ nhà có nhã ý mời dùng cơm, mình liền chạy ra chợ mua con ca, mớ rau về nấu cơm ăn chung để có nghĩa có tình”, ông Phúc kể.
Nhờ dân vận khéo mà nhiều trở ngại trong khâu giải phóng mặt bằng ở một số tuyến đường được tháo gỡ. Như tuyến đường Lương Tâm - Vĩnh Thuận Đông trước đây có 25 hộ dân chưa chịu hiến đất, nhưng bây giờ nhiều người trong số đó đã thay đổi cách nghĩ. Ông Nguyễn Hồng Hải, ở ấp 2, xã Xà Phiên, cho biết: “Nghe lãnh đạo huyện nói thuyết phục quá nên gia đình tôi thống nhất hiến đất làm đường để giúp việc đi lại thuận tiện hơn”.
Thời gian gần đây, huyện Long Mỹ bị nước mặn xâm nhập sâu. Vì thế, việc chuyển đổi cây trồng để ứng phó với mặn xâm nhập được huyện này triển khai thực hiện. Nhưng người dân nơi đây lâu nay vốn gắn chặt với cây lúa nên không dễ thay đổi cách nghĩ, cách làm. Thế là ông Năm Phước, ông Sáu Phúc lại phải tiếp tục đi thuyết phục người dân…
Luôn coi bệnh nhân như người thân
Hơn 1 năm nay, người dân huyện Châu Thành A luôn thấy mát lòng khi đến Trung tâm Y tế huyện để điều trị bệnh, bởi chỉ cần bước vào cửa là gặp ngay các cô gái xinh xắn, ăn nói có duyên ra chào đón, hướng dẫn tận tình. Đó là các thành viên trong Tổ công tác xã hội do Trung tâm Y tế huyện thành lập.
- Chào chú, chú đến đây khám bệnh gì ạ ?
- Cháu tôi bị nổi amidan trong miệng nên bị nhức đầu, sốt.
- Vậy chú lấy số qua đây để làm thủ tục, rồi con sẽ dẫn chú đến tận chỗ khám.
Đó là cuộc trao đổi mà tôi nghe được giữa chị Nguyễn Thị Bích Ngọc (Tổ phó Tổ công tác xã hội) với ông Nguyễn Văn Trãi, ở ấp Tân Hiệp, xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp. “Nông dân như tôi, lại ở nơi xa tới nên đâu có biết gì. Nhờ mấy cô giúp đỡ mà mọi thủ tục được nhanh chóng”, ông Trãi nói.
Mỗi buổi như vậy chị Ngọc phải giúp đỡ cho khoảng 300 người. Có bệnh nhân già yếu đi không nổi, chị phải làm thay trách nhiệm của người thân để dìu họ đến tận chỗ khám bệnh…
Hơn 1 năm làm nhiệm vụ này đã để lại cho chị Ngọc nhiều kỷ niệm khó phai. Chị kể, cách đây chưa lâu, khi thay một bệnh nhân nam có hoàn cảnh rất đáng thương nên chị vận động quyên góp được số tiền 500.000 đồng và mấy bộ đồ quần áo cũ. “Thấy anh ấy vui mừng khi nhận quà khiến chúng tôi cũng vui lây”, chị Ngọc bộc bạch.
Tổ cong tác xã hội ở Trung tâm Y tế huyện Châu Thành A hiện có 3 người. Mỗi người trong tổ luôn coi bệnh nhân như người thân trong gia đình nên rất tận tình giúp đỡ. Thế là tiếng lành đồn xa…
Tháng 10 vừa rồi, 3 thành viên trong tổ rất bất ngờ và vui sướng khi được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong dân vận khéo. Phần thưởng này hoàn toàn xứng đáng bởi việc họ làm đã góp phần đề cao ý nghĩa nhân văn của câu nói “Lương y phải như từ mẫu” mà ngành y tế tỉnh nhà đang cố gang thực hiện thời gian qua.
Bí thư Tỉnh ủy Trần Công Chánh: - “Các nghị quyết, chủ trương có đi vào cuộc sống hay không, cả hệ thống chính trị và nhân dân có thực hiện tốt hay không thì công tác dân vận góp phần rất quan trọng”. |
NGUYỄN TRIỆU