【kết quả c2 lượt đi】Tài chính bao trùm
>> Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC 2017 >> Việt Nam đang hội nhập vào dòng chảy tài chính quốc tế >> Phát triển cơ sở hạ tầng - Thách thức với các quốc gia APEC >> FMM APEC 2017: Hướng tới sự phát triển thịnh vượng APEC >> Tài chính và bảo hiểm rủi ro thiên tai – ưu tiên của APEC
Vai trò hỗ trợ phát triển của FISF
Tại FMM,àichínhbaotrùkết quả c2 lượt đi liên quan đến ưu tiên về FISF, các đại biểu APEC đã tập trung thảo luận về phát triển thị trường tín dụng và các sản phẩm dịch vụ tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp và nông thôn, hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững, tái cơ cấu và phát triển một nền nông nghiệp có chất lượng...
Đối với Việt Nam, FISF có một vai trò rất quan trọng cho sự phát triển thị trường tài chính cũng như thị trường tín dụng.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà cũng cho rằng, FISF là một vấn đề rất rộng, mà đối tượng hướng tới bao gồm các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, hộ gia đình và các tầng lớp dân cư. Hội nghị cũng hướng tới khu vực nông nghiệp nông thôn, khu vực ít có khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính.
Các đại biểu tham dự hội nghị đã đánh giá cao về các công cụ tài chính để cung cấp các sản phẩm tài chính, dịch vụ tài chính cho các đối tượng này, mà trong đó vấn đề tài chính vi mô, bảo hiểm vi mô, thanh toán ngân hàng… là những nội dung trọng tâm được thảo luận.
Cũng theo Thứ trưởng Trần Xuân Hà, thực hiện các giải pháp FISF cũng hướng tới mục tiêu giúp cho các đối tượng tiếp cận nguồn lực tài chính, dịch vụ tài chính, nhưng phải đảm bảo phát triển theo hướng thị trường, xây dựng chuỗi giá trị từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, phân phối sản phẩm,… để đạt hiệu quả cao nhất cho kinh tế xã hội.
Ở Việt Nam, một tỷ lệ đáng kể người dân không có cơ hội tiếp cận dịch vụ tài chính chính thức, cơ hội tiếp cận chung và sử dụng dịch vụ tài chính chính thức vẫn còn thấp so với các quốc gia khác trong khu vực.
“Hội nghị cũng đặt mục tiêu xác định vai trò quan trọng của công tác tuyên truyền, giáo dục, không những cho các định chế tài chính mà còn cho toàn thể các tầng lớp dân cư để họ hiểu được các nội dung của FISF và có khả năng tiếp cận nguồn lực này” - Thứ trưởng Trần Xuân Hà chia sẻ.
Nỗ lực triển khai FISF của Việt Nam
Trong nỗ lực này, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chủ trương Việt Nam tham gia các chương trình, diễn đàn hợp tác về FISF. Thủ tướng Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước là cơ quan chủ trì xây dựng Chiến lược quốc gia về Tài chính toàn diện, đồng thời chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, điều phối chung về tài chính bao trùm tại Việt Nam.
Bộ Tài chính cho biết, trên thực tế, Việt Nam đã và đang triển khai nhiều chính sách và hoạt động trong khuôn khổ FISF như phát triển tài chính vi mô, thanh toán không dùng tiền mặt, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng…, gặt hái được những thành công nhất định, giúp mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính – ngân hàng chính thống cho người dân.
Hiện Bộ Tài chính đang tham gia thực hiện chương trình hỗ trợ phát triển FISF, xây dựng và thực hiện Chiến lược quốc gia về Tài chính toàn diện (NFIS) tại Việt Nam.
Chương FISF tại Việt Nam do WB khởi xướng từ tháng 8/2014 với mục tiêu hỗ trợ Việt Nam xây dựng chiến lược quốc gia về tài chính bao trùm, tiếp cận các thông lệ tài chính toàn cầu của các thị trường.
Chương trình FISF tại Việt Nam được thực hiện trong khuôn khổ Chương trình FISF tổng thể nhằm hỗ trợ các nước cải cách về chính sách, thể chế, cơ sở hạ tầng tài chính giúp tăng cường khả năng tiếp cận tài chính, đặc biệt là người nghèo, các hộ gia đình ở vùng sâu, vùng xa và các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Chương trình được đề xuất triển khai trong vòng 3 năm (từ 2015 – 2018), bao gồm 5 cấu phần quan trọng: Xây dựng Chiến lược Tài chính bao trùm cấp quốc gia; củng cố hệ thống thanh toán và cơ sở hạ tầng tín dụng; mở rộng các dịch vụ tài chính đa dạng cho các cá nhân và doanh nghiệp; tăng cường bảo vệ người tiêu dùng tài chính; phổ biến kiến thức và xây dựng năng lực tài chính.../.
Ngọc Linh