【soi kèo bóng đá nữ】Xây dựng chỉ dẫn địa lý cho nông sản

Nâng cao giá trị nông sản

Được sự hỗ trợ của các bộ,ựngchỉdẫnđịalyacutechonocircngsảsoi kèo bóng đá nữ ngành, đặc biệt là Bộ KH-CN, hạt điều Bình Phước là một trong 2 sản phẩm được hỗ trợ xây dựng CDĐL trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ phát triển CDĐL ở Việt Nam” do Cơ quan Phát triển Pháp tài trợ. Tháng 5-2018, tỉnh đón nhận văn bằng bảo hộ CDĐL hạt điều Bình Phước. Đây là CDĐL số 66 được bảo hộ tại Việt Nam và là CDĐL thứ 60 của Việt Nam. “Phát triển CDĐL là công cụ giúp các doanh nghiệp gia tăng giá trị, mở rộng thị trường, tăng khả năng tiếp cận thị trường khó tính, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới, đảm bảo phát triển bền vững” - ông Phan Ngân Sơn, Phó cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ khẳng định.

Công ty TNHH MTV Thanh Minh Ngọc của hộ ông Phạm Kim Sầm ở khu phố 3, phường Long Thủy (Phước Long) đầu tư máy móc công nghệ hiện đại nhằm giảm nhân công và đáp ứng yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm

Tại hội thảo, nhiều vấn đề liên quan đến CDĐL được các doanh nghiệp, hiệp hội, hội ngành hàng và đại diện nhiều sở, ngành liên quan của các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam mổ xẻ, bàn luận. Trong đó nhấn mạnh việc cấp CDĐL có ý nghĩa quan trọng trên nhiều khía cạnh, nâng cao chất lượng sản phẩm, giúp sản xuất nông sản tuân thủ quy trình chặt chẽ và đảm bảo chất lượng khi truy xuất nguồn gốc; tạo cho nông dân thói quen, nếp nghĩ sản xuất theo quy trình sạch, khoa học, gắn với phát triển du lịch vùng miền. CDĐL cũng góp phần thúc đẩy hoạt động liên kết vùng để phát triển các sản phẩm chủ lực liên tỉnh, liên vùng, nâng cao khả năng cạnh tranh giá trị sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước.

Tại buổi gặp gỡ nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi toàn tỉnh, ngày 11-10, Giám đốc Sở KH-CN Hà Anh Dũng cho biết: “Sắp tới, sở sẽ đồng hành với nông dân xây dựng nhật ký điện tử, nhật ký số trong chăm sóc vườn điều. Theo đó, doanh nghiệp có thể truy xuất nguồn gốc dựa trên mã code ở khâu cuối cùng. Để làm được điều này, nông dân phải đứng ở thế chủ động, trung thực trong việc ghi chép nhật ký, như vậy mới phát huy được vai trò của tập thể, doanh nghiệp trong quản lý CDĐL hạt điều Bình Phước”.

Chia sẻ kinh nghiệm trong quản lý, kiểm soát CDĐL nước mắm Phú Quốc, bà Hồ Kim Liên, Chủ tịch Hội nước mắm Phú Quốc cho biết: Nước mắm đạt CDĐL Phú Quốc là trên chai nước mắm phải dán tem CDĐL do Ban Kiểm soát nước mắm Phú Quốc cấp, trên nhãn phải có dòng chữ “Phú Quốc - Truyền thống trăm năm”. Nước mắm phải sản xuất theo truyền thống với nguyên liệu cá cơm và muối đúng tỷ lệ quy định trong điều kiện tự nhiên, khí hậu trên đảo Phú Quốc và đóng chai tại Phú Quốc. Quy trình sản xuất từ khâu đánh bắt đến ủ cá trong những thùng gỗ từ 12-15 tấn/thùng, thời gian 10-12 tháng, không được cho thêm chất xúc tác để rút ngắn thời gian ủ.

“Việt Nam đang tập trung vào chiến lược phát triển CDĐL như một giải pháp nhằm xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông sản, nâng cao giá trị và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp. CDĐL đã tác động tích cực đến giá trị hàng hóa. Cụ thể là giá bán các sản phẩm sau khi bảo hộ chỉ dẫn đều có xu hướng tăng. Trong đó, cam Cao Phong giá bán tăng gần gấp đôi, mật ong bạc hà Mèo Vạc tăng 75-80%, nước mắm Phú Quốc tăng 30-50%, chuối ngự Đại Hoàng tăng 130-150%... CDĐL cũng giúp các địa phương thành lập hội, hiệp hội, đại diện cho doanh nghiệp, hộ sản xuất - kinh doanh tham gia hoạt động quản lý, phát triển thị trường” - ông Phan Ngân Sơn cho biết thêm.

Phối hợp xây dựng và quản lý cdđl

CDĐL đang dần chứng minh vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần mang lại giá trị gia tăng cho hàng hóa. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, xây dựng CDĐL ở Việt Nam còn nhiều bất cập. Nhiều nước trên thế giới xây dựng CDĐL xuất phát từ chính nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp. Trong khi ở Việt Nam, Nhà nước lại chủ động thực hiện. Nghịch lý trong cách tiếp cận này khiến hiệu quả các chương trình xây dựng CDĐL chưa cao. Để CDĐL phát huy hiệu quả, cần có sự tham gia chủ động của các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, người dân trong khu vực đã được bảo hộ CDĐL.

Theo báo cáo của Cục Sở hữu trí tuệ, đến hết tháng 9-2018 đã có 63 CDĐL của Việt Nam được bảo hộ, trong đó có 57 CDĐL là các sản phẩm nông sản - thực phẩm, 6 CDĐL là các sản phẩm phi nông nghiệp. 40 tỉnh, thành phố đã có CDĐL và 16 tỉnh, thành phố có từ 2 CDĐL trở lên. Trong đó có 47% sản phẩm là trái cây; 23% sản phẩm từ cây công nghiệp và lâm nghiệp; 12% thủy sản; 8% gạo; còn lại là các sản phẩm khác.

Mặt khác, CDĐL còn ở lĩnh vực đa ngành, không chỉ riêng về kinh tế mà còn liên quan đến văn hóa, lịch sử... Vì vậy, xây dựng CDĐL không phải là việc của một bộ, ngành mà phải có sự phối hợp liên ngành. Trên cơ sở đó, ngày 8-8-2018, Bộ KH-CN, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương đã ký quy chế phối hợp giữa 3 bộ về xây dựng và quản lý CDĐL. Quy chế phối hợp này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là cơ sở để các ngành phối hợp, tập trung nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, hỗ trợ các CDĐL phát huy tối đa hiệu quả, giá trị của sản phẩm được bảo hộ, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm Việt trong bối cảnh hội nhập thị trường quốc tế.

Hướng đến mục tiêu khai thác tốt CDĐL, các đại biểu cũng nhấn mạnh, trước hết cần nâng cao nhận thức cho người dân, nông dân, đơn vị sản xuất - kinh doanh về lợi ích, tầm quan trọng của CDĐL trong quản lý vùng trồng, sản xuất sản phẩm. Địa phương cũng nên chú trọng đăng ký CDĐL cho các sản phẩm đã qua chế biến cũng như việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm khi đưa ra thị trường...

Ngân Hà