【ti so bong chuyen】Khi trạng thái lấy lòng người khác trở thành 'mặt nạ nhân cách'
Trong lòng họ tự ám thị rằng: “Phải khiến người khác thích mình,ạngtháilấylòngngườikháctrởthànhaposmặtnạnhâncáti so bong chuyen có như vậy mình mới có thể sống được.” Với logic sống như vậy, họ dần hình thành nên cách giao tiếp xã hội kiểu lấy lòng.
Biểu hiện của việc lấy lòng: Quá lương thiện
Ngoài việc có được cảm giác có giá trị, người mắc chứng rối loạn nhân cách người chăm sóc còn theo đuổi sự thỏa mãn về mặt tình cảm. Để giành được tình yêu và sự ấm áp, họ tự cho rằng cần lấy lòng người khác, phục vụ theo sở thích của người khác.
Trong lòng họ tự ám thị rằng: “Phải khiến người khác thích mình, có như vậy mình mới có thể sống được.” Với logic sống như vậy, họ dần hình thành nên cách giao tiếp xã hội kiểu lấy lòng.
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Pavel Danilyuk/Pexels. |
Dựa vào lý luận của Virginia Satir, trong quá trình giao tiếp giữa con người với con người sẽ hình thành bốn kiểu giao tiếp đối phó như sau:
Kiểu lấy lòng: Kìm nén nhu cầu và cảm nhận thực sự của bản thân, coi sở thích của người khác là tiêu chuẩn, bảo vệ bản thân bằng việc hùa theo người khác;
Kiểu siêu lý tính: Không hợp tình người, quá lý tính khi phân tích mọi vấn đề, nhưng trên thực tế lại là kiểu người vì muốn bảo vệ bản thân không bị tổn thương nên khép kín, che giấu hoàn toàn cảm xúc và tình cảm của mình lại;
Kiểu chỉ trích: Đổ lỗi mọi vấn đề cho đối phương, bảo vệ bản thân không bị tổn thương;
Kiểu trong ngoài như một: Trạng thái tâm lý và hành vi có biểu hiện hợp nhất.
Trong các mối quan hệ giao tiếp khác nhau, có thể chúng ta phải áp dụng nhiều phương thức giao tiếp khác nhau, một mối quan hệ giao tiếp lành mạnh cũng tùy từng người mà khác nhau. Nhưng những người thuộc kiểu lấy lòng lại trước sau như một, luôn tiếp xúc với người khác ở tư thế khom người ngửa mặt. Khi chứng lấy lòng người khác càng ngày càng nghiêm trọng, họ không những tích cực hồi đáp nhu cầu của người khác mà còn chủ động hùa theo.
Điều này sẽ dần dần trở thành mặt nạ nhân cách của họ, trong quá trình tự mình ám thị và trước phản hồi của người khác, họ ngày càng khắc họa mạnh hơn hình tượng bên ngoài “lương thiện, vui vẻ giúp đỡ, vô tư” của mình. Hình tượng bên ngoài như vậy chính là nguyên nhân khiến họ thường bị người khác lợi dụng. Họ vốn chỉ coi việc lương thiện là thuốc bôi trơn cho các mối quan hệ xã hội mà thôi nhưng không ngờ rằng quá lương thiện cũng hại tới bản thân mình.
Vì người khác thấy bạn không biết từ chối nên họ sẽ tìm tới sự giúp đỡ của bạn như một thói quen, chuyện cần thiết hay không cần thiết cũng tới cầu cứu bạn; vì họ cảm thấy bạn sẽ suy nghĩ cho người khác nên họ tự coi mình là trung tâm, mặc nhiên ngó lơ cảm giác của bạn.
Người mắc chứng lấy lòng người khác có thể cảm nhận được mình bị phản bội, bị lừa dối nhưng từ đầu đến cuối lại không hề muốn giải thoát khỏi mối quan hệ này, bởi họ đã hình thành một lối tư duy cố định – người khác không hài lòng bởi vì bản thân mình bỏ ra chưa đủ nhiều, người khác không vui vì bản thân mình chưa đủ tốt, vì vậy sự lợi dụng của người khác càng khiến họ ra sức lấy lòng hơn nữa.
Bản thân họ không phải sinh ra đã khúm núm, cũng không giả tạo, họ chỉ cảm thấy bất lực, cảm thấy không biết phải nói lời từ chối thế nào, cảm thấy bất lực khi muốn từ bỏ thói quen xu nịnh hùa theo của bản thân.
Bình luận