Theúcđẩytiêuchuẩnhoásảnphẩmnôngnghiệptăngcườnghộinhậpquốctếlịch laliga hôm nayo TS Nguyễn Minh Đức, Trường Đại học Nông Lâm TPHCM, nông sản và thực phẩm phải được sản xuất và kinh doanh theo những phương thức hiện đại, đúng chuẩn mực được cho phép về mặt kỹ thuật hay quản lý. Dù biết rằng thúc đẩy sản lượng và nâng cao năng suất là chiến lược đúng nhằm tăng trưởng GDP nông nghiệp, việc ứng dụng các công nghệ hiện đại để cải thiện chất lượng và gia tăng giá trị nông sản sẽ là một chiến lược hợp lý hơn.
Đi kèm với sự ứng dụng rộng rãi công nghệ hiện đại vào sản xuất nông nghiệp, việc áp dụng và tuân thủ các tiêu chuẩn và quảng bá cho việc tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng đó sẽ giúp nông sản Việt Nam có vị thế cao hơn trên thị trường thế giới và cả ở thị trường trong nước. Việc sản xuất theo phương thức và công nghệ hiện đại với tiêu chuẩn rõ ràng, minh bạch sẽ giúp ngành nông nghiệp Việt Nam giảm thiểu rủi ro trước biến động của thị trường và sự thay đổi của thời tiết, khí hậu.
Hiện nay, ở Việt Nam có rất nhiều bộ tiêu chuẩn về quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm được áp dụng cho sản xuất nông nghiệp như ISO, GMP, HACCP, VietGap, GlobalGaps... Tuy nhiên, việc áp dụng các tiêu chuẩn này vào sản xuất còn mang tính phong trào và đối phó khi tư tưởng cho rằng tiêu chuẩn về chất lượng do thị trường các nước đặt ra chỉ là rào cản thương mại còn tồn tại nhiều trong những nhà quản trị và kinh doanh nông sản.
Dù rằng ở một số thị trường trên thế giới, các tiêu chuẩn luôn được điều chỉnh theo hướng khắt khe hơn, một phần để hạn chế việc nhập khẩu nông lâm thủy sản từ Việt Nam, nhưng phần lớn thể hiện nhu cầu của người tiêu dùng trên thế giới đang đòi hỏi nhiều hơn một sự đảm bảo chất lượng theo những tiêu chuẩn tối thiểu.
Trong lĩnh vực kinh doanh nông sản và thực phẩm, các tiêu chuẩn thể hiện ở quy định về hợp đồng mua bán, quy trình xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan, phương thức giao dịch thanh toán cũng ngày càng chặt chẽ hơn. Hiện nay, ở Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành các quy chuẩn VietGAP cho sản xuất nông nghiệp từ năm 2008.
Trong quá trình hội nhập kinh tế hiện nay, chuỗi sản xuất nông sản và thực phẩm sẽ không còn giới hạn trong phạm vi một quốc gia mà mở rộng cho toàn khu vực với sự chuyên môn hóa dựa trên những ưu thế riêng của mỗi quốc gia, địa phương. Việt Nam cho dù lựa chọn tham gia ở công đoạn nào của chuỗi giá trị, cũng phải xây dựng những yêu cầu, tiêu chuẩn riêng trong các lĩnh vực sản xuất và kinh doanh nông sản, thực phẩm, tương thích với yêu cầu của thị trường thế giới bao gồm những tiêu chí rõ ràng và đơn giản để người sản xuất và kinh doanh dễ dàng tuân thủ.