Các đại biểu tham dự tọa đàm |
Đóng góp lớn
TheĐểkinhtếtưnhântrởthànhđộnglựccủanềnkinhtếsố kèo nhà cáio Ban Tuyên giáo Trung ương, trong hơn 30 năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, KKTN đã phát triển rộng khắp, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội; huy động các nguồn lực xã hội vào sản xuất, kinh doanh, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống dân dân, tăng ngân sách nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Cụ thể, doanh nghiệp tư nhân (DNTN) hiện phát triển ở hầu hết các ngành, lĩnh vực, các vùng, miền, số lượng DNTN tăng nhanh chóng, từ 55.236 DN vào năm 2002 lên đến 500.000 vào năm 2016.
Cùng với tăng mạnh về số lượng, TS Trần Doãn Tiến - Tổng biên tập Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam cũng cho rằng: Hiệu quả và sức cạnh tranh của KKTN được tăng lên, KKTN đóng góp 39-40% GDP, chiếm trên 85% lao động đang làm việc của nền kinh tế, thu hút khối lượng vốn khá lớn từ nền kinh tế để đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh. Năm 2002, tổng nguồn vốn đăng ký hoạt động của các DNTN khoảng 3,842 triệu tỷ đồng, năm 2015 là 11,469 triệu tỷ đồng, tỷ trọng vốn đầu tư toàn xã hội tăng lên lần lượt là 25,3% và 38,7%. Trong đó, đáng chú ý là đội ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh, có khát vọng vươn lên làm giàu chính đáng, không ngừng nâng cao năng lực kinh doanh và quản trị DN. Trách nhiệm xã hội của DN, đạo đức, văn hóa kinh doanh của doanh nhân ngày càng được nâng lên.
Khu vực KKTN đang phát triển mạnh mẽ, song các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, cơ chế, chính sách hiện nay vẫn chưa thực sự tạo điều kiện cho DNTN phát triển. Liên quan đến vấn đề này, PGS, TS Vũ Văn Phúc - Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương cho biết: Rất nhiều DNTN cho biết họ gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng, đất đai. Điều này không chỉ làm mất cơ hội kinh doanh của DN mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của môi trường kinh doanh. Giảm sức hấp dẫn của Việt Nam trong thu hút đầu tư nước ngoài.
Theo ông Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, ngân hàng thường đòi hỏi DNTN có tài sản thế chấp khi vay vốn, điều này là vô cùng khó khăn, nhất là đối với các DNTN vừa mới khởi nghiệp.
Nhiều DNTN còn gặp khó khăn trong tiếp cận đất đai, tín dụng |
Cần thống nhất từ tư tưởng đến hành động
TS Trần Doãn Tiến cho rằng, phát triển KTTN lành mạnh theo cơ chế thị trường là một yêu cầu khách quan, vừa cấp thiết, vừa lâu dài trong quá trình hoàn thiện thể chế, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam. Theo đó, năm 2002, chủ trương phát triển KTTN theo tinh thần Đại hội IX của Đảng ngày càng sáng tỏ. Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 14-NQ/TW ngày 18/3/2002, về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển KTTN. Tiếp đó, qua các kỳ đại hội, quan điểm, tư duy lý luận của Đảng về phát triển KKTN tiếp tục được hoàn thiện…
Với mục đích phát triển KTTN, ngày 3/6/2017, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết “Phát triển KTTN trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa” đã đưa ra 6 quan điểm, chỉ đạo, mục tiêu tổng quát, mục tiêu đến năm 2020, mục tiêu đến năm 2030 về phát triển kinh tế tư nhân. Đặc biệt, Nghị quyết đã đưa ra một cách đồng bộ, cụ thể về 5 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế tư nhân.
Theo các chuyên gia kinh tế, yêu cầu phát triển KTTN là cần thiết, song để Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XII) về phát triển KTTN vào cuộc sống, ông Vũ Văn Phúc cho rằng, cần tập trung vào 3 giải pháp, bao gồm: Làm tốt công tác tư tưởng, làm sao để mọi tầng lớp, người dân đều có ý thức xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, giúp DNTN có cơ hội được tiếp cận nguồn lực đầu vào, đầu ra; Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ DNTN, hỗ trợ ở đây không đơn giản chỉ dừng lại về mặt tinh thần, đường lối mà cần hỗ trợ trong tiếp cận tín dụng, đất đai, ứng dụng khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, tạo điều kiện để DNTN tham gia nghiên cứu khoa học; Xây dựng nền kinh tế thị trường đúng nghĩa, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho mọi thành phần DN.
Nhằm tạo cơ chế thuận lợi cho DNTN phát triển, ông Nguyễn Văn Thân cũng cho rằng, cần nâng cao hơn nữa vai trò của các hiệp hội DN. Vì trên thực tế, hiện chúng ta có đến hàng trăm hiệp hội ngành hàng, nhưng hoạt động chưa hiệu quả. Bên cạnh đó, để tạo điều kiện cho KKTN phát triển, Chính phủ cũng cần đưa ra những cơ chế, khuyến khích, tôn vinh những DNNVV có thành tích, nhằm khuyến khích hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi thành DN, giúp khu vực KKTN ngày càng lớn mạnh, đóng góp nhiều hơn vào nền kinh tế.