- Báo cáo trước QH tại phiên chất vấn chiều nay,ửnghiêmngườilợidụngkhiếukiệngâyrốdự đoán everton Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình nhấn mạnh việc xử lý nghiêm những trường hợp kích động, lôi kéo hoặc lợi dụng khiếu kiện để gây rối.
Báo cáo về một số vấn đề an ninh trật tự, an toàn xã hội, Phó Thủ tướng thường trực cho biết Chính phủ thực hiện nghiêm các quy định của Đảng, Nhà nước về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; tăng cường đối thoại, tập trung giải quyết dứt điểm các vụ khiếu kiện đông người, phức tạp, kéo dài. Xử lý ngay từ cơ sở, không để phát sinh thành điểm nóng.
'Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật; kỷ luật kỷ cương, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo cũng như các trường hợp kích động, lôi kéo hoặc lợi dụng khiếu kiện để gây rối; đề cao trách nhiệm người đứng đầu các cấp chính quyền”, ông nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình. Ảnh: VPQH |
Phó Thủ tướng cũng cho hay, Chính phủ theo dõi sát, kịp thời sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai, bảo đảm quyền lợi chính đáng của người sử dụng đất, góp phần giảm tranh chấp, khiếu kiện
Ông cũng nhấn mạnh đến việc khám phá nhanh các vụ án, nhất là các vụ án đặc biệt nghiêm trọng; nâng cao chất lượng điều tra, xử lý, không để xảy ra oan, sai, lọt tội phạm.
12 dự án nghìn tỷ thua lỗ: Không cứu bằng ngân sách
Nói về cơ cấu lại DNNN và xử lý các dự án thất thoát, thua lỗ lớn, Phó Thủ tướng thường trực cho biết, Chính phủ khẩn trương xây dựng chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết TƯ 5 về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới, nâng cao hiệu quả DNNN.
Đồng thời thực hiện quyết liệt, hiệu quả Đề án cơ cấu lại DNNN giai đoạn 2016 - 2020, trong đó hoàn thành cổ phần hóa 137 DN; phấn đấu đến hết năm 2020 Nhà nước chỉ giữ 100% vốn tại 103 DN.
Không để tiêu cực, lợi ích nhóm
Không để xảy ra tiêu cực, lợi ích nhóm, thất thoát vốn, tài sản của nhà nước; tính đúng, tính đủ giá trị, quyền sử dụng đất, thương hiệu, triển vọng phát triển của DN.
Phó Thủ tướng cũng nêu rõ việc rà soát, xử lý dứt điểm tồn tại, yếu kém của DNNN và DN có vốn nhà nước.
Kiên quyết xử lý các DN, dự án thua lỗ, không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp theo cơ chế thị trường.
"Tập trung xử lý dứt điểm 12 dự án thua lỗ, thất thoát lớn và tiếp tục rà soát đối với các dự án, doanh nghiệp khác; có giải pháp phù hợp xử lý về tài chính theo nguyên tắc thị trường và chia sẻ rủi ro đối với từng dự án, không sử dụng nguồn hỗ trợ từ NSNN; tạo thuận lợi để chuyển nhượng cho các đối tác bên ngoài”, ông lưu ý.
Đối với các dự án phục hồi được, Chính phủ có giải pháp đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh, tăng cường quản trị doanh nghiệp và thực hiện các biện pháp tiết giảm chi phí để giảm lỗ và tiến tới có lãi. Đồng thời xác định rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm các vi phạm của tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định của pháp luật.
"Người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty, DNNN phải chịu trách nhiệm về việc hoàn thành kế hoạch sắp xếp, cơ cấu lại, cổ phần hóa, thoái vốn và xử lý dứt điểm tồn tại để nâng cao hiệu quả hoạt động; coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng cần tập trung chỉ đạo thực hiện", Phó Thủ tướng lưu ý.
Ông cũng nhấn mạnh đến việc xử lý nghiêm lãnh đạo DNNN, người đại diện phần vốn nhà nước tại DN không nghiêm túc thực hiện, không hoàn thành kế hoạch sắp xếp, cơ cấu lại, cổ phần hóa, thoái vốn.
Xử lý nghiêm hành vi “bảo kê” cát tặc
Về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, ông cho biết Thủ tướng yêu cầu từng địa phương và các ngành chức năng chỉ đạo tập trung thực hiện các biện pháp quyết liệt ngăn chặn, xử lý các hành vi khai thác khoáng sản trái phép, nhất là tình trạng "cát tặc” đang diễn ra ở nhiều nơi.
Tạm dừng việc cấp phép các dự án xã hội hóa nạo vét, duy tu luồng đường thủy nội địa tận thu cát. Tăng cường kiểm tra, giám sát; có chế tài xử phạt đủ sức răn đe; mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp; khởi tố hình sự một số vụ án trọng điểm.
"Xử lý nghiêm hành vi “bảo kê”, tiếp tay cho cát tặc. Rà soát quy hoạch, có kế hoạch khai thác cát sỏi phù hợp, góp phần bảo đảm nhu cầu xây dựng", ông nói.
Đồng thời, tăng cường kiểm tra giám sát và xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy và chính quyền; xử lý nghiêm vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.