Năm 2010,ămtheochânnhữngnhàlàmLuậket qua bd ngoai hang anh trước những yêu cầu đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế, đồng thời Việt Nam là thành viên của nhiều liên minh thuế quan và là mắt xích quan trọng của chuỗi cung ứng thương mại quốc tế, tham dự ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới…, Lãnh đạo Tổng cục Hải quan xác định, cần phải sửa đổi Luật Hải quan bởi Luật Hải quan hiện hành đã bộc lộ một số bất cập, hạn chế, cần được bổ sung, hoàn thiện để phù hợp với điều kiện, xu thế phát triển của đất nước.
Vì vậy, ban soạn thảo Luật Hải quan (sửa đổi) bao gồm những CBCC có kinh nghiệm lâu năm trong ngành đã nhanh chóng được thành lập. Bản thân tôi, là phóng viên được phân công theo dõi, phản ánh về công tác xây dựng Luật Hải quan cũng bị cuốn theo guồng quay của công việc soạn thảo Luật. Với mục tiêu đổi mới toàn bộ hoạt động hải quan để tạo điều kiện áp dụng quản lý hải quan hiện đại phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần bảo vệ lợi ích chủ quyền và an ninh quốc gia, góp phần thu hút đầu tư nước ngoài và nâng cao sức cạnh tranh trong nước và quốc tế của các DN, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế... đã đặt ra cho những nhà làm Luật một áp lực vô cùng to lớn. Cần phải thay đổi những gì? Xuất phát điểm từ đâu? Vấn đề nào là trọng tâm?... đó là những câu hỏi mà các thành viên của ban soạn thảo Luật luôn tự đặt ra và tập trung, đánh giá, nghiên cứu.
Những buổi khảo sát thực tế, gặp gỡ trực tiếp những cán bộ Hải quan làm việc tại cửa khẩu đường bộ, sân bay, cảng biển, những khu công nghiệp… để đánh giá những tác động của Luật hiện hành với hoạt động thực tiễn hải quan, được ban soạn thảo rốt ráo thực hiện. Không chỉ có thế, ban soạn thảo còn phải khảo sát, so sánh, tìm hiểu những quy định, thông lệ quốc tế để đưa vào dự thảo Luật… Công đoạn này cũng không phải chuyện dễ dàng.
Tiếp theo công đoạn này là việc biến những ý tưởng, mục đích, định hướng từ thực tế vào trong những câu chữ của Luật. Có thể nói, giai đoạn này, các thành viên ban soạn thảo dường như ăn, ngủ cùng... dự án Luật. Mỗi ngày làm việc là triền miên những buổi họp. Có những buổi họp không khí căng ra như dây đàn, dường như ai cũng muốn bảo vệ quan điểm của mình. Có những buổi họp chóng vánh vì đạt được ý kiến thống nhất cao. Nhưng có những buổi họp dường như ai cũng trầm ngâm để tự mỗi người tìm ra những giải pháp của riêng mình cho vướng mắc chung... Có tham dự những cuộc họp này mới cảm nhận được hết được sự vui buồn, căng thẳng lẫn lộn và hơn cả đó là sự trách nhiệm với công việc, trách nhiệm với nhiệm vụ cải cách đổi mới của ngành Hải quan, của nền kinh tế và của đất nước.
Trong hơn một năm đầu (2011), bên cạnh việc khảo sát thực tế thì việc đánh giá thực tiễn hoạt động của từng nội dung quan trọng trong hoạt động hải quan như: hồ sơ hải quan, khai hải quan, ân hạn thuế, kho bảo thuế, phân loại trước, trình tự cưỡng chế thuế, địa bàn hải quan, tổ chức bộ máy… đã được ban soạn thảo đánh giá và lấy ý kiến góp ý của hải quan các tỉnh, thành phố một cách kỹ càng.
Cuối cùng, sau gần 2 năm “vật lộn”, tháng 2- 2012 dự thảo Luật Hải quan (sửa đổi) cũng đã thành hình, với Dự án Luật Hải quan sửa đổi gồm 106 Điều, được bố cục thành 8 Chương (trong đó giữ nguyên 27 Điều; sửa đổi 45 Điều, bổ sung 34 Điều mới)... Với số lượng này đủ thấy công sức làm việc của ban soạn thảo.
Tuy nhiên, đó mới chỉ là những vất vả bước đầu, giai đoạn vất vả hơn đó là việc lấy ý kiến góp ý về những nội dung của dự thảo Luật. Vẫn còn nhớ, trong những buổi lấy ý kiến góp ý của các DN phía Bắc, phía Nam, các DN FDI, Hội Luật gia Việt Nam và ngay cả những cán bộ nguyên là lãnh đạo của Tổng cục Hải quan về dự thảo Luật Hải quan (sửa đổi), khá nhiều ý kiến được đưa ra góp ý. Trong đó, có những ý kiến đã nhìn nhận được sức lao động của những người làm Luật. Với nhận xét “đánh giá cao sự công phu trong quá trình xây dựng nội dung của các chương, các mục của ban soạn thảo, dự thảo Luật cơ bản đã giải quyết được những vấn đề của thực tiễn và yêu cầu của hội nhập quốc tế…” là những lời động viên hữu ích đối với những người đã trực tiếp tham gia với dự án Luật này. Nhưng có lẽ, khó khăn nhất vẫn là việc bảo vệ những nội dung mà ban soạn thảo đã kỳ công xây dựng.
Dự thảo Luật Hải quan (sửa đổi) mang trên mình một trọng trách nặng nề, đó là là đổi mới toàn diện hoạt động hải quan thông qua tạo điều kiện áp dụng quản lý hải quan hiện đại phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần bảo vệ lợi ích chủ quyền và an ninh quốc gia; góp phần thu hút đầu tư nước ngoài và nâng cao sức cạnh tranh trong nước và quốc tế của các doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Một trong những nội dung được coi là đổi mới và dành được nhiều sự quan tâm đó là quy định về mở rộng địa bàn hoạt động hải quan và tăng thẩm quyền chống buôn lậu cho cơ quan Hải quan. Từ những bất cập trong hoạt động thực tiễn, dự thảo Luật Hải quan đã bổ sung quy định này vào cùng với những quy định hiện hành để phần nào nâng cao quyền hạn và trách nhiệm chống buôn lậu của lực lượng Hải quan…
Tuy nhiên, trong những buổi trao đổi về nội dung này với các bộ, ngành liên quan, đặc biệt là đại diện của Bộ Công an, nội dung này được đưa ra bàn cân và phân tích kỹ càng, trước sự e ngại về sự chồng chéo với chức năng, nhiệm vụ của các lực lượng khác… Nhưng bằng sự mềm dẻo, phân tích thực tế, so sánh với thông lệ quốc tế, trích dẫn các quy định hiện hành, phân tích bất cập và thậm chí là đưa ra những nhận định về sự thay đổi… cuối cùng ban soạn thảo đã dần thuyết phục và phần nào bảo vệ được quan điểm của mình.
Cũng có những lúc “nước sôi, lửa bỏng” khiến cho cả ban soạn thảo Luật ăn không ngon, ngủ không yên, đó là những lúc dự thảo Luật được các thành viên Chính phủ cho ý kiến… Lúc này cảm giác hồi hộp, lo lắng là cảm giác chung của tất cả các thành viên ban soạn thảo.
Và rồi, sau gần 3 năm được tập trung trí tuệ tập thể, dự án Luật Hải quan (sửa đổi) đã được trình tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII với đa số ý kiến đại biểu tán thành. Như vậy, dự án Luật đã đi được ba phần tư chặng đường, mang theo đó là những cảm xúc tự hào, vui buồn, lo lắng của những người tâm huyết với Ngành.
Thu Trang