Lãnh đạo các nước thành viên EU tại Hội nghị Ủy ban châu Âu ở Brussels (Bỉ) ngày 23-2.
Phát biểu sau khi báo cáo với các bộ trưởng EU về tiến trình đàm phán Brexit,ỏkhảnăngvocircthờihạngiaiđoạnchuyểngiaohậadelaide utd đấu với ws wanderers ông Barnier cho biết có vẻ như London đang mong muốn duy trì một giai đoạn chuyển giao hậu Brexit vô hạn.
Tuy nhiên, quan chức này khẳng định đây là điều "không khả thi." Bên cạnh đó, ông Barnier cũng bác bỏ khả năng Anh sẽ được quyền chọn lựa một mối quan hệ London-Brussels hậu Brexit theo ý mình.
Trước đó, ngày 23-2, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cũng bác đề xuất của Anh về một mối quan hệ hậu Brexit trong đó Anh sẽ tuân thủ các quy định của EU trong một số lĩnh vực và tách ra trong các lĩnh vực khác.
Trong khi đó, theo phóng viên tại London, Ngoại trưởng Anh Boris Johnson cùng ngày nhấn mạnh Chính phủ Anh sẽ không chấp nhận một thỏa thuận Brexit trong đó ràng buộc Anh nằm dưới sự phán quyết của Tòa án Công lý châu Âu (ECJ) hậu Brexit.
Báo chí Anh đưa tin EU sẽ đưa điều khoản Anh phải tuân thủ sự giám sát của ECJ vào văn bản pháp lý dự thảo về Brexit mà EU dự kiến sẽ công bố ngày 28-2.
EU muốn ECJ sẽ là trọng tài có quyền hạn tối cao trong các cuộc tranh chấp liên quan giữa Anh và EU sau Brexit. Tuy nhiên, điều này sẽ gây mâu thuẫn với quan điểm của Thủ tướng Anh Theresa May rằng ảnh hưởng của ECJ tại Anh sẽ chấm dứt cùng Brexit.
Ngoài vấn đề liên quan đến quyền lực của ECJ, văn bản dự thảo nói trên được dự báo cũng sẽ vấp phải phản ứng của London liên quan đến vấn đề biên giới giữa Ireland và Bắc Ireland thuộc Anh.
Theo một số nguồn tin, văn bản của EU sẽ yêu cầu Bắc Ireland “tuân thủ đầy đủ các quy định của EU.” Tuy nhiên, Ngoại trưởng Johnson đã bác bỏ khả năng giữ Bắc Ireland ở trong Liên minh hải quan.