【kèo trận mu】Bộ sưu tập nhãn diêm của cha tôi

Năm 1975,ộsưutậpnhãndiêmcủachatôkèo trận mu tháng 9, khi tôi trở lại Huế sau gần 30 năm xa vắng, cha tôi không còn nữa! Cùng với đứa em út, lúc này mới 20 tuổi, cha tôi bị cướp giết hại ở Đà Nẵng năm 1947! Sau khi ôm mẹ tôi trong nước mắt, tôi chạy ra phòng thờ cha và em, thắp hương và vái, miệng lẩm bẩm rằng “Con đã về đây”! Tôi không dám hỏi gì thêm nhưng mẹ tôi chỉ hộp gỗ đánh véc ni màu nâu đặt trước di ảnh của cha và nói: “Mạ chỉ giữ lại mấy thứ của cậu để làm kỷ niệm và để trong cái hộp này, con mở ra xem”.

Tôi bưng cái hộp, hai bàn tay run run rồi mở nắp...

Mẹ tôi giữ lại cái bài ngà của Chính phủ Nam Triều, cái mề đay (médaille) bằng đồng của Nha Học chánh Đông Dương, mấy cái hộp diêm nhãn Nhật Bản, Trung Quốc và bao đựng thuốc lá Cẩm Lệ rời bện bằng lá chuối khô. Dưới các thứ ấy là quyển vở cũ kỹ ghi chép các bài thơ viết tay mà cha sáng tác và một tập album dày đóng bằng bìa cứng, dán rất nhiều nhãn diêm to nhỏ, màu sắc rực rỡ... Tôi xem qua loa rồi đặt lại trên bàn thờ.

Mẹ tôi vui vì đất nước đã thống nhất nhưng không sao biết được ngày nào anh tôi và tôi đi theo kháng chiến sẽ trở về nên ngày ngày ra cửa ngồi chờ con. Hai em còn lại thì ở Đà Nẵng và Sài Gòn, không sao liên lạc được. Thấy tôi về, bà con hàng xóm lại nhà hỏi thăm và mừng cho cụ .Tội nghiệp quá!

....Đến hai tháng sau tôi nhận được công lệnh của Bộ Giáo Dục chuyển về công tác tại Huế. Giờ mẹ con ở bên nhau, tôi mới có điều kiện thời gian nghe mẹ kể lại những sự kiện xảy ra trong mấy mươi năm tôi vắng nhà.

Tôi tò mò nhất là quyển album nhãn diêm...

Mẹ tôi nói: “Cậu con chơi rất độc đáo, khác người. Người ta chơi tem “gởi thơ”, còn mình thì chơi “nhãn diêm”. Cậu là người hút thuốc lá từ thuở còn tuổi thanh niên. Trong nhà lúc nào cũng phải có vài hộp diêm. Không có nó thì không sao có lửa để nấu cơm, thức ăn, thắp đèn và riêng đối với cha tôi là để châm thuốc.

Mẹ tôi khi nào đi chợ gần chợ xa đều mua diêm. Cha tôi khen mẹ biết chọn loại diêm lạ, thường là của những người Trung Quốc đem bán. Các hộp diêm Trung Quốc, Nhật, dán nhãn đẹp, bắt mắt, que diêm quẹt chóng ra lửa. Khi dùng hết diêm, cha tôi giữ lại cái nắp kéo ra đẩy vào, phần còn lại cho các con. Chúng tôi dán lắp làm xe hơi, tàu lửa, nhà lầu, tàu thủy để chơi. Mặt trên của vỏ hộp diêm có dán cái nhãn thương hiệu, xuất xứ, có hình vẽ, mầu sắc hấp dẫn. Ý tưởng sưu tập nhãn diêm bắt đầu từ đó cho tới 1945. Học trò cũ, bà con và cả các con cũng quan tâm tìm nhãn cho cụ.

Tôi mở album nhãn diêm để xem, đếm được gần 700 cái, nhỏ to đủ cỡ. Có 3 loại kích thước của hộp diêm khác nhau: 1 x 3,5 x 3,6cm; 1,5 x 5,3 x 3,6cm; 8 x 5 x 3,5cm; Con số đầu là bề dày của hộp. Hai số sau là kích thước của nhãn. Mỗi hộp diêm có khoảng 40 que. 10 hộp gói lại thành một gói, cũng có dán nhãn lớn trên một mặt, trong đó có hãng gói 12 hộp (một “tá”) bán ra thị trường. Có gói chỉ có một hộp lớn chứa 100 que, giá rẻ hơn.

Cha tôi dán các nhãn diêm theo chủ đề (mấy chục) khác nhau: thế giới, nhân vật huyền thoại, động vật, thực vật, danh nhân, máy móc. Về xuất xứ thì có đến 20 nước trên thế giới. Ở Đông Dương có trên 20 nhãn, chủ yếu từ các nhà máy diêm ở Bến Thủy (T.P Vinh, Nghệ An) và Chợ Lớn-Sài Gòn.

Tôi không thấy có nhãn diêm xuất xứ từ châu Phi. Nhiều nhất là của Trung Quốc và Nhật Bản.

Có 51 nhãn diêm của 9 nước châu Âu, 8 cái của 3 nước châu Mỹ, 2 nhãn của 2 nước châu Đại Dương. Số lượng nhãn của châu Á chiếm đa số. Có nhãn diêm của 8 nước, kể cả Đông Dương.

Có những nhãn diêm mới nhìn tưởng giống nhau, nhưng lấy kính lúp mà soi thì thấy có khác nhau ở một số nét. Đó là hiện tượng “đạo hình”, hàng nhái, không phải ở trong cùng một nước mà ở các nước, các châu khác nhau.

Có nhãn in hình vẽ tháp Eiffel, chân dung thánh Mahatma Gandhi (diêm Nhật Bản). Khác với tem thơ trên đó in những hình chụp bằng máy ảnh. trên nhãn diêm là những hình vẽ, do trí tưởng tượng sáng tạo ra, như voi chơi quả cầu, rồng đấu nhau, toàn là hình tượng huyền thoại, cổ tích. Những nhãn in các máy móc, vũ khí thì cũ kỹ, những khẩu hiệu, chúc tụng khá phong phú.

Màu sắc đỏ chiếm ưu thế, màu đen trắng cũng có nhiều. Những chữ Hán viết cách điệu khá đẹp.

Ở trang cuối thứ 95, dưới nhãn diêm có hình con hổ, cha tôi ghi mấy câu thơ mà không ghi tên tác giả: “Ông đứng làm chi hỡi rứa Ông?/Trơ trơ như đá vững như đồng, Giữ gìn non nước cho ai đó /Non nước vơi đầy có biết không/”

Giờ đây, nhìn ngắm lại các nhãn diêm cha sưu tầm cách đây 70 năm và để lại cho vợ và các con, chúng tôi cảm thấy vô cùng khâm phục và trân trọng. Lòng nhớ thương người cha quá cố được nâng lên gấp bội mỗi lần xem cái tập di sản vô giá với lòng đầy tự hào. Không biết trên thế giới này có ai đó làm như cha tôi không? Mẹ tôi có công lớn trong việc giữ gìn bộ sưu tập còn nguyên vẹn qua hai cuộc chiến tranh cho tới ngày nay. Chúng tôi công bố công trình giá trị này lần đầu vì năm 2017, cha tôi sẽ được 120 tuổi nếu ông còn sống. Ông ra đi lúc tuổi đời mới có 50. Không biết ông bị hại ở đâu, ngày tháng nào, mộ táng nơi nao? Và cả đứa em út cũng vậy.

Những di sản để lại còn đó. Chúng con luôn nhớ thương vô vàn! Nếu có người xem chắc sẽ ngạc nhiên vui mắt.

Bài, ảnh: NGƯT Thân Trọng Ninh