Hội nghị Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW |
Đây là Nghị quyết của Bộ Chính trị khóa XI,ìnlạinămNghịquyếtxâydựngvàpháthuyvaitròcủađộingũdoanhnhânViệbóng c1 được ban hành ngày 9/12/2011, về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhânViệt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Hội nghị đã công bố các quyết định kiện toàn Ban Chỉ đạo, Tổ Biên tập, Kế hoạch xây dựng Đề án tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW; Báo cáo tình hình triển khai thực hiện và công việc tiếp theo.
Ông Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban Kinh tếTrung ương là Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Trần Tuấn Anh khẳng định, thực hiện chủ trương xây dựng, hoàn thiện và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và các nghị quyết của Đảng về phát triển kinh tế xã hội, số lượng và quy mô của các doanh nghiệpthuộc các thành phần kinh tế, đội ngũ doanh nhân nước ta đã không ngừng lớn mạnh trong thời gian vừa qua, phát triển cả về số lượng và chất lượng.
Trên thực tế thì đội ngũ doanh nhân của Việt Nam đã đóng vai trò rất quan trọng cho không chỉ vào việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, mà còn đóng góp vào việc tạo ra công ăn việc làm, cũng như an sinh xã hội, phục vụ cho xoá đói, giảm nghèo và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh nước ta đang hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng.
Trong tinh thần đó, Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị đã đặt ra mục tiêu là tiếp tục làm sao để đội ngũ doanh nhân Việt Nam ở tầm vóc mới, đảm bảo tương ứng với yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.
Theo thống kê, cả nước có hơn 900 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động, khoảng 15,3 nghìn hợp tác xã và khoảng 5,6 triệu hộ kinh doanh (trong đó khoảng 1,6 triệu hộ có mã số thuế).
Như vậy, nếu chỉ các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh có mã số thuế, đội ngũ doanh nhân cả nước đến nay đã có gần 4 triệu doanh nhân. Nhưng nếu tính tất cả hộ kinh doanh, Việt Nam đang có hơn 7 triệu doanh nhân.
Trong số có 7 doanh nhân lọt vào danh sách tỷ phú USD toàn cầu năm 2022 của Tạp chí Forbes .
Việt Nam đã có 124 doanh nghiệp, với 283 sản phẩm là thương hiệu quốc gia. Một số thương hiệu gây được tiếng vang và khẳng định giá trị thương hiệu trên thị trường khu vực và thế giới.
Ông Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương là Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW |
Tuy nhiên, Hội nghị cũng nhấn mạnh, thời gian vừa qua, trong quá trình hoạt động kinh doanh, tham gia vào đời sống kinh tế - xã hội của đất nước thì cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân còn gặp nhiều vướng mắc và khó khăn dẫn đến việc phát triển doanh nghiệp về chất lượng và số lượng đều còn hạn chế.
Chưa có nhiều sản phẩm, thương hiệu hàng hoá có sức cạnh tranh trong chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị trên thị trường khu vực và toàn cầu.
Nhưng hiện nay, thế và lực của Việt Nam đã tăng lên, bối cảnh của quốc tế cũng diễn biến rất sôi động và phức tạp, ảnh hưởng của cuộc CMCN 4.0, biến đổi khí hậu, dịch bệnh, những vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống trong phạm vi khu vực và toàn cầu, những vấn đề cạnh tranh địa chính trị, trong đó có những biểu hiện gay gắt của xung đột thương mại, xung đột vũ trang.
Trong bối cảnh đó, việc tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW có tầm quan trọng và ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam, nhất là trong bối cảnh trong bối cảnh Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã thành công tốt đẹp, đã thông qua các văn kiện, nghị quyết của Đại hội, và đặc biệt những mục tiêu mang tính khát vọng của dân tộc, khẳng định và hướng tới mục tiêu đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước phát triển có thu nhập cao.
Điều này thể hiện khát vọng của cả dân tộc, nhưng cũng đặt ra rất nhiều những áp lực, thách thức cho cả hệ thống chính trị.
"Kết quả tổng kết là cơ sở quan trọng để Ban Chỉ đạo tham mưu với Bộ Chính trị, Ban Bí thư đề ra các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp nhằm xây dựng và phát huy hơn nữa vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong bối cảnh mới, đặc biệt là dưới tác động của quá trình hội nhập sâu rộng, sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học công nghệ, thay đổi về địa chính trị, nhằm góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu phát triển đất nước mà Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra", ông Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.