Thành phố Hồ Chí Minh: Xuất nhập khẩu tăng trưởng ấn tượng | |
Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh: Hiệu quả từ đồng hành,ànhphốHồChíMinhKhógiữđàtăngtrưởngxuấtnhậpkhẩuhànghóket qua pohang lắng nghe, kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp | |
Thủ tướng: TPHCM sớm trở thành trung tâm kinh tế, tài chính có tầm khu vực và toàn cầu |
Nguyên liệu nhập khẩu qua cảng TPHCM. Ảnh: Thu Hòa |
Nhiều nhóm hàng xuất khẩu giảm sâu
Sau khi giảm mạnh trong tháng 8/2021, xuất khẩu hàng hóa trong tháng 9 của doanh nghiệp (DN) TPHCM tại các cửa khẩu trên cả nước tiếp tục giảm, đạt hơn 2,37 tỷ USD, giảm 5,7% so tháng so với tháng trước. Trong đó, đáng chú ý, trong khi các DN thuộc nhóm khu vực kinh tế nhà nước, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có kim ngạch hàng xuất khẩu giảm thì DN khu vực kinh tế ngoài nhà nước lại có kết quả xuất khẩu tốt hơn, đạt 816,3 triệu USD, tăng 13,7%. Tính chung trong 9 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của DN thành phố qua các cửa khẩu cả nước đạt hơn 31,5 tỷ USD, giảm 3,4% so cùng kỳ năm trước. Nếu tính riêng xuất khẩu qua các cửa khẩu TPHCM chỉ đạt trên 28,58 tỷ USD, giảm 4,3% so cùng kỳ năm trước.
Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước trên địa bàn TPHCM trong 9 tháng năm 2021 ước thực hiện 279.298 tỷ đồng, đạt 76,5% dự toán và tăng 11% so cùng kỳ năm 2020. Trong đó, thu nội địa ước thực hiện 181.565 tỷ đồng, đạt 73,1% dự toán, chiếm 65% tổng thu cân đối và tăng 8,1% so với cùng kỳ. Kết quả thu từ hoạt động xuất nhập khẩu khá tốt, ước thực hiện 87.300 tỷ đồng, đạt 80,8% dự toán, chiếm 31,3% tổng thu cân đối và tăng 16,4% so với cùng kỳ. |
Trong cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu qua cảng thành phố, nhiều nhóm hàng xuất khẩu chủ lực lại giảm sâu. Chiếm tỷ trọng đến 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của TPHCM, nhóm hàng công nghiệp có giá trị xuất khẩu đạt trên 19,2 tỷ USD, giảm 13,9% so cùng kỳ. Trong đó, đáng chú ý, nhóm hàng máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện có giá trị xuất khẩu đạt trên 11,38 tỷ USD, giảm 12,7%; dệt, may có giá trị xuất khẩu đạt trên 2,49 tỷ USD, giảm 25,7%; giày dép có giá trị xuất khẩu đạt 1,29 tỷ USD, giảm 20,1% so với cùng kỳ năm 2020... Trong khi nhóm hàng nông sản có giá trị xuất khẩu đạt trên 2,88 tỷ USD, tăng 8,5%; nhóm hàng lâm sản có giá trị xuất khẩu đạt 503,5 triệu USD, tăng 20,6% so cùng kỳ, nhóm hàng thủy hải sản lại có giá trị xuất khẩu giảm 32,2%, chỉ đạt 574,8 triệu USD, là những diễn biến khó lường đối với hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp TPHCM.
Mặc dù, kim ngạch xuất khẩu đang trên đà giảm, nhưng TPHCM vẫn duy trì giữ vững các thị trường xuất khẩu trọng điểm. Trong đó, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của các doanh nghiệp thành phố với kim ngạch xuất khẩu đạt trên 6,65 tỷ USD. Nhưng nếu so sánh với cùng kỳ năm 2020, thị trường có kim ngạch xuất khẩu chiếm 23,3% tỷ trọng xuất khẩu của thành phố lại giảm đến gần 16%. Tiếp theo là thị trường Hoa Kỳ đạt trên 4,63 tỷ USD, giảm 7,4% so cùng kỳ, chiếm 16,2% tỷ trọng xuất khẩu...
Một điểm đáng chú ý, trong thời gian TPHCM và các tỉnh thành phía Nam thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid-19, hàng hóa XNK qua các cửa khẩu TPHCM giảm sâu, nhất là hàng nhập khẩu. Phân tích của Cục Hải quan TPHCM cho thấy, tổng kim ngạch XNK hàng hóa trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt 70,6 tỷ USD, tăng mạnh với 28,1% so với cùng kỳ 2020. Thu ngân sách 6 tháng đạt hơn 62.300 tỷ đồng đạt 58% dự toán pháp lệnh và tăng mạnh 29% so với cùng kỳ 2020.
Tuy nhiên, trong quý 3/2021, kim ngạch xuất nhập khẩu đã giảm sâu so với quý 2, với mức giảm gần 10 tỷ USD, kéo theo số thu ngân sách trong thời gian này giảm khoảng 9.800 tỷ đồng. Đặc biệt, bắt đầu từ tháng 8/2021, cả kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu TPHCM bắt đầu giảm sâu, nên mục tiêu xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của TPHCM trong năm nay khó có thể hoàn thành trong điều kiện rất khó khăn hiện nay.
Phục hồi trong quý 4
Không chỉ hàng xuất khẩu giảm, do nhiều doanh nghiệp tạm dừng sản xuất để phòng chống dịch, nên lượng hàng nhập khẩu của các doanh nghiệp trong tháng 9 giảm sâu, chỉ đạt 4,13 tỷ USD, giảm 8% so với tháng trước. Tuy nhiên, nếu tính cả 9 tháng, con số này chỉ giảm hơn 4%. Điều đáng mừng, nhóm hàng nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho sản xuất của các doanh nghiệp duy trì mức tăng trưởng khá, đạt 12,81 tỷ USD, tăng 25,7% so cùng kỳ năm 2020; nhóm hàng máy móc, thiết bị, phụ tùng đạt trên 20,6 tỷ USD, tăng 22,5%...
Theo phân tích của UBND TPHCM, do sản xuất, tiêu thụ hàng hóa giảm, nên mức tồn kho của các doanh nghiệp tăng rất cao. Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong tháng 9 năm 2021 ước tính tăng 14,9% so cùng thời điểm năm trước, trong đó một số ngành có chỉ số tồn kho cao hơn mức tăng chung của toàn ngành công nghiệp như: sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 462,7%; in, sao chép bản ghi các loại tăng 397,1%; sản xuất phương tiện vận tải khác tăng 85,4%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 79,7%; sản xuất thiết bị điện tăng 54,6%... sẽ rất khó khăn cho các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay.
Để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, bên cạnh ưu tiên cho những lao động thuộc ngành nghề thiết yếu; gỡ bỏ “giấy phép con” việc lưu thông hàng hóa giữa các địa phương; tạo điều kiện việc nhập khẩu thiết bị và chuyên gia có “thẻ xanh” vào làm việc... UBND TPHCM vừa kiến nghị Chính phủ, Bộ Tài chính xem xét cho phép doanh nghiệp được chậm nộp thuế Giá trị gia tăng đối với nguyên vật liệu sản xuất và hàng hóa nhập khẩu thời hạn 3 tháng. Chậm nộp thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu để sản xuất hàng kinh doanh xuất khẩu thời hạn 3 tháng. Hoàn thuế Giá trị gia tăng xuất khẩu cho doanh nghiệp trong thời hạn 1 tháng sau khi doanh nghiệp hoàn tất các thủ tục hoàn thuế. Áp dụng ân hạn thuế là 30 ngày, không tính tiền chậm nộp 0,03%/ngày kể từ ngày thông quan hàng hóa với điều kiện có bảo lãnh của ngân hàng thương mại, không phân biệt doanh nghiệp trong nước hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu hàng hóa là nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hóa tiêu dùng trong nước.
Trong những tháng cuối năm, TPHCM tập trung thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Phát triển các mặt hàng nông nghiệp nền tảng của thành phố vừa đảm bảo tiêu thụ nội địa, vừa tăng xuất khẩu. Hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại; đẩy mạnh đa dạng hóa xuất khẩu trên cơ sở chủ động nghiên cứu, nắm bắt kịp thời về thị trường, khả năng đáp ứng, tiếp cận các FTA quan trọng để tận dụng phục hồi xuất khẩu hàng hóa trong những tháng cuối năm, đạt mục tiêu trên 49 tỷ USD.