【lịch bóng đá hôm nay và ngày mai mới nhất】Tấm lòng của mẹ anh hùng

Ngày tóc còn xanh,ấmlngcủamẹlịch bóng đá hôm nay và ngày mai mới nhất mẹ đi đào hầm, tải thương, tải đạn. Rồi chồng, con hy sinh… trong những năm tháng đầy nước mắt đó mẹ đã nén nỗi đau mất con, mất chồng mà chiến đấu. Thời bình, mẹ lại giúp đời với những tháng ngày đi xin rau củ, thực phẩm về nấu cơm từ thiện. Đó là câu chuyện về Mẹ Việt Namanh hùng Dương Thị Quen.

Mẹ Quen phát cơm từ thiện cho mọi người tại Trung tâm Y tế huyện Châu Thành.

Lòng mẹ rộng vô cùng !

Ở miền quê Đông Thuận (xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành) này, ai cũng biết mẹ Quen hết. Đến thăm nhà mẹ vào những ngày cuối năm, trong khi những ngôi nhà khác đã bắt đầu trang hoàng ăn tết, thì căn nhà tình nghĩa, nằm nép mình sau những hàng cây san sát nhau của mẹ Quen vẫn bình dị như mỗi ngày. Mẹ có vóc người nhỏ nhắn, bàn tay gầy guộc nhiều vết chai sạn.

 Tranh thủ dọn dẹp lại căn nhà nhỏ để đón một cái tết mới, nhìn vào khung ảnh trên bàn thờ của chồng và con trai, mẹ bồi hồi nhớ lại những ngày được cùng chồng và các con quây quần bên bữa cơm đầu năm. Mẹ kể: “Hồi đó, cuộc sống khổ cực lắm, chiến tranh nên đâu có đầy đủ, sung túc như bây giờ. Buồn nhất là chồng và một đứa con trai của mẹ cũng hy sinh, đi mãi không về với mẹ. Hai lần tiễn chồng tiễn con đi, là hai lần mẹ nuốt nước mắt vào trong dạ. Năm 1973, mẹ tham gia làm giao liên ở Quân khu 9, đến khi hòa bình mẹ được điều về công tác ở hội phụ nữ ở xã, rồi xuống ấp. Còn giờ già rồi cũng chẳng làm được gì nữa, nên ngày ngày mẹ ra chợ xin đồ rẫy cho mấy tổ nấu cơm từ thiện ở trung tâm y tế hay phòng thuốc nam từ thiện. Mẹ nghĩ, thôi kệ giúp được gì cho quê hương thì giúp, hòa bình, độc lập là vui lắm rồi…”. Mẹ cũng có 3 người con, nhưng ai cũng đã có cuộc sống riêng, ở riêng nên mẹ cũng yên tâm hơn với công việc xã hội.

Ở xóm này, hình ảnh người Mẹ Việt Namđi sớm về muộn đã quen thuộc với mọi người. Ai cũng quý, trân trọng mẹ, cảm mến cái tình mẹ dành cho nước non, cho người nghèo. Lòng mẹ thật bao la và rộng vô cùng.

Đồng hành cùng mẹ Quen trên suốt những nẻo đường vận động đồ từ thiện, ông Nguyễn Văn Hai, Tổ trưởng Tổ 7, Tổ từ thiện Trung tâm Y tế huyện Châu Thành, cho biết: “Ở đây, tụi tôi gọi bằng bà Năm không à, gọi riết rồi ai cũng quen hết. Sáng nào gần 6 giờ tôi cũng ra chở bà đi chợ để xin đồ rẫy. Hôm nào ngủ quên hay bận công chuyện gì ra trễ tí là bà Năm điện hối liền. Nhiều bữa thấy trời mưa gió quá, tôi kêu thôi ở nhà nghỉ một bữa đi, để tôi đi cho mà bà cũng không chịu. Ai cũng nói, tổ từ thiện của tôi khỏe lắm vì bà Năm xin được đủ thứ hết từ bó rau đến chai dầu ăn, bịch bột ngọt… Mà bà Năm có chịu ngơi tay đâu, cứ tới cuối tuần, phòng thuốc nam nào thiếu thuốc mà không tìm được thuốc cũng gọi vào nhờ bà Năm kiếm giùm, bà Năm cũng lật đật đi”.

Sau một ngày hối hả, trở về nhà, mẹ lại ăn vội gói mì tôm nấu vội hay chút cơm nguội hấp lại, vậy là xong. Khi chúng tôi hỏi vui, đi nhiều vậy mẹ không thấy mệt sao? Lúc ấy, mẹ chỉ cười một nụ cười ấm áp, rồi nói: “Đi riết giờ quen luôn, hơn 10 năm rồi còn gì, đâu còn sống được bao lâu nữa nên làm gì giúp được bà con thì mình giúp thôi. Đi xin đồ rẫy này cũng vui lắm, vì mẹ vừa được gần gũi với bà con”.

“Con coi có rau cải gì dư thì cho má, để má nấu cơm cho mọi người”, câu nói quen thuộc với hầu hết tiểu thương ở chợ Cái Chanh, cũng lạ, dung dị và không có gì đặc biệt hết, mà thấy sáng sớm không nghe câu nói đó là nhiều người hỏi nhau: “Ủa, sao nay má Năm không đi lấy đồ rẫy…”.

“Tự hào chúng con có Mẹ Việt Nam anh hùng”…

Ven con đường bê tông nhỏ tìm về chợ Cái Chanh, đến đây khi chúng tôi hỏi thăm về mẹ Quen, hầu như mọi người đều biết. Bà Tô Mỹ Hiệp, tiểu thương tại chợ Cái Chanh, nói: “Má Quen hả, ở chợ này ai cũng biết má hết. Bữa nào cũng đi xin đồ rẫy về để nấu cơm từ thiện, nắng mưa gì cũng đi. Vậy nên mọi người ở đây đặt cho má là “bà Năm từ thiện” hay “má Năm”. Từ hồi còn nhỏ là tôi biết má Năm rồi. Ở cái tuổi như má đáng lẽ người ta phải ở nhà hưởng phước, để con cháu nó lo, nhưng má Năm thì khác. Tụi tôi quý má lắm”.

Khi buổi chợ tan, niềm vui của mẹ Quen là những bọc rau củ được mọi người gửi cho nhiều hơn.

Hơn 10 năm gắn bó với công việc đi “xin” đó cũng là từng ấy thời gian hình ảnh về một người mẹ già bình dị, với đôi dép quai kẹp, cái nón tai bèo và bộ đồ bà ba bạc màu đã để lại ấn tượng sâu đậm đối với mọi người. Bà Lê Hồng Lan, ở ấp Phú Quới, xã Đông Thạnh, đang làm việc tại Phòng chẩn trị Y học cổ truyền Huệ Tâm, chia sẻ: “Ở phòng khám này, khi nào hết vị thuốc mà kiếm không có là tụi tôi gọi vào nhờ bà Năm kiếm giùm. Không những vậy, xin được đồ rẫy là bà cũng gửi cho phòng khám để mọi người ở đây nấu cơm cho mấy người đến đây khám bệnh, hốt thuốc ăn luôn. Mấy cô ở đây lâu quá không thấy bà Năm ghé phòng khám chơi là nhắc suốt à. Thấy bà Năm vậy, tôi cũng chỉ mong sao tới lúc mình già có thể giống như bà đi làm từ thiện để giúp ích cho mọi người”.

Có những cái tết, cúng quải ở nhà xong, là mẹ Quen lại vô trong mấy bệnh viện, trung tâm y tế coi có ai cần giúp gì là mẹ giúp. Nhiều người hay nói với nhau: “Má Năm 78 tuổi sao khỏe quá, đi hoài mà không nghe má than gì hết”. Mỗi lần nghe vậy, mẹ chỉ cười, nói rằng, chính niềm vui giúp đời đã làm cho mẹ có đủ sức khỏe mà đi suốt như vậy đó.

Vượt qua nỗi đau mất mát, Mẹ Việt Namanh hùng Dương Thị Quen vẫn lặng lẽ giúp đời. Mẹ hạnh phúc, vì mẹ biết bên cạnh mẹ còn có ngàn đứa con gọi mẹ là mẹ, mẹ có cả nước non, cả quê hương… Trong dòng đời xuôi ngược, thật ấm lòng khi nghĩ về mẹ, với tôi: “Mẹ đẹp mãi, đẹp mãi mẹ ơi !

Tự hào chúng con, có Mẹ Việt Namanh hùng”.

MỸ XUYÊN