Sẽ điều chỉnh khung giá nước sạch sinh hoạt mỗi năm một lần?ởithuỷnướcsạkết quả giải hạng 2 anh | |
Thủ tướng chỉ thị nước sạch cung cấp cho người dân phải có chất lượng tốt nhất | |
Cân nhắc quy định rõ khung giá nước sạch | |
Hà Nội làm gì nếu xảy ra "sự cố" nước sạch sông Đà? |
Ảnh minh họa: ST |
Bạn đã kịp choáng váng vì những con số ấy?
Chưa hết nhé. Nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam mới đây cảnh báo, hiện có khoảng 44% trẻ em bị nhiễm giun và 27% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng mà nguyên nhân chính là do thiếu nước sạch và điều kiện vệ sinh kém. Bên cạnh đó, có khoảng 21% dân số đang sử dụng nguồn nước bị nhiễm Asen.
Trong khi áp lực gia tăng dân số và phát triển kinh tế ngày càng lớn, khả năng xử lý nước thải sinh hoạt còn rất xa mới đáp ứng được nhu cầu: ngay ở các đô thị, chúng ta mới chỉ xử lý được 10-11% nước thải (tỷ lệ này ở nông thôn còn thấp hơn nhiều), nên nước mặt ở nhiều vùng bị ô Chính dịch bệnh phát sinh từ việc sử dụng nước không đạt chuẩn đã là một nguyên nhân quan trọng làm cho Tổng trú sứ Bắc Kỳ Paul Bert mất ngay sau khi nhận chức không lâu, khiến chính quyền thực dân phải tiến hành gấp rút việc sản xuất, cung cấp nước sạch, trước hết là ở Thủ đô.
Một thuận lợi lớn là các nhà địa chất người Pháp đã phát hiện nguồn nước ngầm dồi dào ngay dưới lòng đất nội thành Hà Nội. Việc xây dựng nhà máy nước sạch được tiến hành vào năm 1894. Nhà máy hoàn thành vào năm 1896, được gọi rất dân dã là “Sở Máy nước” (bên cạnh “Sở Máy đèn”), công suất ban đầu là 4.000 m3 một ngày đêm. Mạng lưới đường ống với đường kính tối đa 200mm, cấp nước chủ yếu cho khu vực người Pháp sinh sống và sau đó là một số vòi nước công cộng bằng gang đặt ở một vài góc phố, chủ yếu dành cho cư dân Việt trong khu phố cổ.
Hai tháp nước có đường kính 19m, xây bằng đá hộc, trên lợp mái tôn, có chiều cao tổng cộng là 25m (cả mái). Mỗi tháp có 1 bể thép dung tích 1.250 m3. Người Pháp đặt máy bơm bên dưới, bơm nước lên cao tạo áp lực đưa nước chảy xuống đến từng hộ sử dụng mà không cần bơm phụ trợ ở mỗi nhà.
Thế rồi thành phố cứ “nở” dần ra với dân cư tăng lên nhanh chóng, nguồn nước ngầm không còn đủ cung cấp. Tính đến thời điểm này, tổng công suất nguồn nước sạch cấp cho Hà Nội là 1.520.000m3/ngày đêm, trong đó chỉ khoảng 50% là nước ngầm. Số liệu thống kê từ chính quyền thành phố cho thấy, khoảng 4 triệu dân Hà Nội vẫn đang sử dụng nguồn nước chưa đảm bảo. Công cuộc cấp nước sạch cho người dân Thủ đô còn lắm gian nan.