【keo nha cai .tv】Vải thiều Lục Ngạn 'nóng ruột' ngóng đầu ra

Sắp tới,ảithiềuLụcNgạnnóngruộtngóngđầkeo nha cai .tv tỉnh Bắc Giang sẽ tổ chức buổi xúc tiến thương mại với sự tham gia của nhiều cơ quan bộ ngành và doanh nghiệp cả nước để chuẩn bị cho vụ thu hoạch vải thiều. Theo kế hoạch, năm nay, lô hàng vải đầu tiên cũng sẽ có mặt trên kệ hàng siêu thị tại Mỹ, cùng với việc tiêu thụ trong nước và một số thị trường lân cận trước đây.

Năm 2014, sau khi Mỹ chấp thuận nhập vải tươi từ Việt Nam, huyện Lục Ngạn đã quy hoạch hơn 60 ha gồm 109 hộ dân (với 6 mã vùng trồng) tại xã Hồng Giang sản xuất theo quy trình sạch đúng tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP.

Tuy nhiên, khi vụ thu hoạch năm nay chỉ còn gần một tháng, mới có một mã vùng với 10,8 ha của 17 hộ trồng được một doanh nghiệp trong nước đến tận vườn khảo sát và nhận thu mua toàn bộ. Còn lại, gần 50ha vải của các hộ khác đang "nín thở" chờ doanh nghiệp vào tham quan và thu mua. Gần như cả huyện đang "ngồi trên đống lửa" bởi, nếu các doanh nghiệp quay lưng, nguy cơ cụt vốn, thậm chí vỡ nợ của bà con nông dân rất lớn.

Vải thiều Lục Ngạn 'nóng ruột' ngóng đầu ra

Vải thiều Lục Ngạn tuy đạt tiêu chuẩn xuất khẩu nhưng đến nay vẫn bặt vô âm tín doanh nghiệp thu mua. Ảnh: Zing

Được biết, việc trồng vải sạch đã được nông dân Lục Ngạn làm nhiều năm nay, đảm bảo đúng tiêu chuẩn để xuất ngoại. Dù phải thay đổi nhiều về quy trình, kỹ thuật canh tác để đạt tiêu chuẩn xuất khẩu song hầu hết các hộ trồng đều hào hứng với mong ước được đưa mặt hàng nông sản này ra trường quốc tế. Tuy nhiên, đến nay, sản phẩm vẫn chưa tìm thấy đầu ra ổn định.

Khó khăn của nông dân nơi đây là việc bảo quản tươi quả vải. Việc đưa vải vào Bình Dương để chiếu xạ trước khi xuất cảng sẽ mất nhiều thời gian và làm tăng chi phí.

“Nếu máy chiếu xạ được đặt tại Hà Nội hoặc Bắc Giang sẽ giúp nâng cao giá trị cho quả vải xuất khẩu”, ông Phùng Trần Hoạt, Phó bí thư chi bộ thôn KépI1 nói.

Là doanh nghiệp chuyên cung cấp vật tư, thiết bị phục vụ cho việc bảo quản sau thu hoạch, năm nay, ông Hoàng Ngọc Khải-Giám đốc Công ty Việt Pháp có kế hoạch thu mua sản phẩm sạch để đưa sang sang Mỹ. Song, trước lo lắng của nông dân, vị này cũng băn khoăn: “Lúc này vẫn không nhiều doanh nghiệp tìm đến thu mua, nên rất dễ khiến bà con nông dân quay lại quy trình sản xuất cũ trước đây để quả to hơn bán đi Trung Quốc được giá cao”.

Vị này cho rằng, hiện Việt Nam việc chưa có công nghệ bảo quản quả tươi từ 4-6 tuần và chính sách hỗ trợ đơn vị xuất khẩu của nhà nước chưa rõ ràng là rào cản để doanh nghiệp còn ngần ngại thu mua, trong đó có mặt hàng vải thiều tiêu chuẩn.

“Doanh nghiệp cần biết chính sách rõ ràng hơn là một lời nói suông. Sản phẩm xuất cảng rồi nếu có vấn đề gì sẽ bị trả về lỗ mình doanh nghiệp gánh chịu. Đó chưa kể đến hàng xuất đi là hàng chọn, làm không lãi bằng bán hàng chợ”, vị này thẳng thắn.

Trước đó, Bộ Khoa học & Công nghệ đã giao cho địa phương phối hợp với Công ty Juran Tech (Israel) để triển khai ứng dụng công nghệ xử lý, bảo quản, phân loại, sau thu hoạch giúp quả vải thiều có thể giữ nguyên màu sắc và hương vị tự nhiên tới 5 tuần, đủ điều kiện vận chuyển tới thị trường Mỹ và một số nước châu Âu.

Tuy nhiên, khi vụ thu hoạch quả vải chỉ còn đếm từng ngày, vẫn chưa có bất kỳ một công nghệ nào để bảo quản ngoài phương áp truyền thống là ướp đá lạnh.

Do vậy, theo đề xuất của ông Khải, trước mắt, để kịp thời gian thu hoạch và quả vải có thể xuất ngoại, doanh nghiệp của ông sẽ chủ động ký thỏa thuận hợp tác chuyển giao, ứng dụng công nghệ xử lý quả vải với phía đại diện Isarel làm thí điểm và mô hình tại cơ sở vẫn sử dụng một số công đoạn thủ công, Cùng đó, doanh nghiệp này cũng đề nghị địa phương hỗ trợ mặt bằng, phương tiện thí điểm, để đánh giá kết qủa ban đầu tạo niềm tin cho nông dân.

Thừa nhận công nghệ bảo quản đang là một trong những khó khăn trong việc đưa quả vải thiều của Bắc Giang sang Mỹ, ông Vũ Đình Phượng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Giang cho biết do công nghệ xử lý, bảo quản vẫn đang trong quy trình phê duyệt lắp đặt nên lô hàng đi Mỹ đầu tiên trong tháng sau được vận chuyển bằng đường hàng không.

“Tuy chi phí khá đắt, song mục tiêu xuất ngoại lần này không đặt nặng lợi nhuận chỉ nhằm giới thiệu quảng bá sản phẩm. Do đó, vận chuyển hàng không rút ngắn thời gian, và chỉ cần chiếu xạ, thông quan trong vài ngày vải sẽ lên kệ siêu thị tại Mỹ, thay vì đi đường thủy mất cả tháng”, ông Phương nói.

Theo lãnh đạo địa phương, hiện trung tâm chiếu xạ tại Hà Nội đang được đầu tư nâng cấp để phục vụ công tác chiếu xạ vải xuất khẩu tại khu vực miền Bắc, cùng đó, công nghệ xử lý, bảo quản giữ tươi quả vải 4-6 tuần của Israel đã được tỉnh Bắc Giang tiếp cận. Trong vụ thu hoạch năm sau, 2 công nghệ này sẽ được sử dụng cho vải thiều Lục Ngạn. Cùng đó, một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu cũng được địa phương tính toán.

Nguyễn Vũ

Xuất khẩu nông sản: Chuyện vải thiều và tấm vé sang Mỹ