Mới đây,ộđộcrượudịpcuốinămvàlờikhuyêncủachuyêngiaytếđội hình crystal palace gặp liverpool Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng trị tiếp nhận 3 bệnh nhân bị ngộ độc rượu gồm, ông Nguyễn Văn Nhật (48 tuổi, trú thôn An Giạ, xã Triệu Độ, Trưởng Trạm y tế xã Triệu Độ) đang điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực - chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị; ông Lê Văn Xược (64 tuổi, trú thôn Quy Hà, Triệu Độ) và Hoàng Thanh Chiến (58 tuổi, trú thôn Gia Độ, Triệu Độ) cùng được điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế. Cả 3 người đều nhập viện trong tình trạng nguy kịch.
Người nhà bệnh nhân Nhật chia sẻ, ngày 23/12, ông tới dự lễ Noel ở một địa điểm tôn giáo trên địa bàn thôn Đồng Giám (Triệu Độ). Sau khi trở về, ông trong tình trạng say rượu. Tuy nhiên, đến ngày hôm sau, ông Nhật vẫn còn mệt, không thể đi làm. Đến ngày 25/12, ông Nhật kêu mệt, chóng mặt nên được gia đình đưa vào nhập viện và chỉ 1 giờ sau, ông hôn mê sâu, phải điều trị tích cực.
Theo bác sĩ Lê Văn Lâm - Trưởng khoa Hồi sức tích cực - chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị, bệnh nhân Nhật nhập viện trong tình trạng nguy kịch với triệu chứng ngộ độc methanol có trong rượu.
Từ vấn đề trên, ThS. BS Lê Quang Thuận, Phó Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, để giải rượu khi say, nhân lúc bệnh nhân còn tỉnh, có thể tự phục vụ bản thân như tự uống, tự ăn thì có thể uống thêm các loại nước hoa quả, nước gạo rang, nước có đường...
BS Thuận cho biết thêm, việc bù nước và các chất điện giải, đường và các loại vitamin (đặc biệt là vitamin nhóm B) là cần thiết cho giải độc rượu. Vì vậy, uống bột sắn, nước chanh pha đường... là phù hợp để giải độc cho người say rượu ở mức độ còn tỉnh. Tuy nhiên, với người say rượu nặng, có biểu hiện hôn mê, ảnh hưởng tới hô hấp, tuần hoàn... thì không nên tự cho bệnh nhân uống, vì có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm như sặc chất nôn, thức ăn vào phổi... Trong trường hợp này, việc cần làm là gọi ngay nhân viên và đưa tới cơ sở y tế gần nhất để được xử trí đúng.
PGS.TS.BS Bùi Quang Huy, Trưởng khoa Tâm thần (Bệnh viện Quân y 103, Hà Nội) cho biết, cách giải rượu nhanh nhất là uống nước lọc. Nếu cảm thấy khó uống, người say rượu có thể pha nước chè, nước đường, giúp lợi tiểu, đào thải rượu ra ngoài. Ngoài ra, móc họng nôn cũng là một cách giúp đào thải rượu bia nhanh chóng. Tuy nhiên, khi lượng cồn đã hấp thụ vào cơ thể, việc nôn đẩy lượng thức ăn ra ngoài, nếu tiếp tục uống, chúng ta sẽ mệt mỏi và dễ gây tổn thương dạ dày.
Trong Đông Y, cũng có nhiều bài thuốc giúp giải rượu nhanh chóng. Lương y Vũ Quốc Trung cho biết, người say rượu có thể lấy 1 ít lá rau cần rửa sạch, giã nát, vắt nước cốt, pha chút đường uống từ từ để giải rượu. Loại nước này không chỉ là giải rượu mà còn giảm đau đầu hiệu quả.
Hoặc dùng 100-200 g lá dong (lá dùng gói bánh chưng) giã nát, lấy nước cốt pha đường uống. Ngoài ra, bột sắn dây có vắt chanh; củ cải trắng giã nát, thêm chút đường, uống nhiều lần cũng giải rượu rất tốt...
Triệu Vy
Chuyên gia khuyến cáo có thể tử vong từ thói quen ăn mặn(VietQ.vn) - Theo chuyên gia y tế, nhiều người có thói quen ăn mặn điều này sẽ vô cùng nguy hiểm vì có thể mắc bệnh ung thư đường tiêu hóa.