Điều 28 Luật Hải quan 2014 quy định cụ thể về xác định trước mã số,ácđịnhtrướcmãsốhànghóaCảHảiquanvàdoanhnghiệpđềuđượclợsoicau.wap xuất xứ, trị giá hải quan đối với hàng hoá. Theo đó, trường hợp người khai hải quan đề nghị cơ quan Hải quan xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan đối với hàng hóa dự kiến XNK: Người khai hải quan cung cấp thông tin, chứng từ liên quan, mẫu hàng hóa dự kiến XK, NK hoặc tài liệu kỹ thuật liên quan cho cơ quan Hải quan để xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan.
Kết quả xác định trước được cơ quan Hải quan thông báo bằng văn bản, có giá trị pháp lý để làm thủ tục hải quan khi hàng hóa thực xuất khẩu, nhập khẩu phù hợp với thông tin, chứng từ liên quan, mẫu hàng hóa mà người khai hải quan đã cung cấp. Luật cũng quy định việc giải quyết đối với trường hợp người khai hải quan không đồng ý với kết quả xác định trước (khoản 3 Điều 28); quyền, nghĩa vụ của người khai hải quan liên quan đến xác định trước trong lĩnh vực hải quan (Điều 18).
Quy định trên là chuẩn mực quốc tế về tạo thuận lợi thương mại, là một công cụ quan trọng tạo thuận lợi thương mại được khuyến nghị bởi Công ước Kyoto sửa đổi và được quy định trong một số Hiệp định Thương mại tự do đã được Hải quan Việt Nam áp dụng để hỗ trợ DN chủ động tính toán trước hiệu quả kinh doanh, giảm chi phí tuân thủ. Không chỉ có thế, quy định này còn giúp cơ quan Hải quan tăng hiệu quả quản lý khi thực hiện thủ tục thông quan cho hàng XNK, hạn chế các trường hợp tranh chấp giữa DN và cơ quan Hải quan về việc áp mã, xác định giá tính thuế, xuất xứ hàng hoá khi làm thủ tục thông quan.
Theo các chuyên gia kinh tế, việc thực hiện quy định xác định trước mang lại lợi ích cho cả Hải quan và DN. Cơ quan Hải quan nâng cao năng suất và hiệu quả quản lý nhờ đẩy nhanh tốc độ thông quan hàng hóa, phân bổ nguồn lực hợp lý vào các giai đoạn trước, trong và sau thông quan. Trong khi đó, DN sẽ căn cứ vào những thông tin được cung cấp trước có tính ràng buộc pháp lý để nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch kinh doanh và tính toán lợi nhuận. Điều này làm tăng độ chắc chắn và có thể dự doán được cho các DN khi tham gia các giao dịch thương mại quốc tế.
Đến nay, Tổng cục Hải quan đã ban hành hơn 1.000 thông báo kết quả xác định trước mã số hàng hóa. Hầu hết hồ sơ gửi đến đều được Cục Thuế XNK giải quyết trong thời hạn 30 ngày. Những trường hợp hàng hóa phức tạp cũng được giải quyết trong thời hạn tối đa 60 ngày.
Tổng cục Hải quan cũng đã có nhiều văn bản trả lời phân loại một số mặt hàng theo yêu cầu của DN. Cụ thể như mặt hàng pin sạc cho máy ảnh ống kính rời: Mặt hàng pin cho máy ảnh có thể sạc lại, được sử dụng để lưu trữ điện và cung cấp khi có yêu cầu, được phân loại như ắc quy điện, thuộc nhóm 85.07, mã số chi tiết phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của pin.
Hay các mặt hàng đèn LED thuộc nhóm 94.05: Mặt hàng đèn LED hoàn chỉnh thường có cấu tạo gồm các đi ốt phát quang, mạch điện nắn dòng, chuyển đổi điện thế, đầu đấu nối (ví dụ như đui đèn), bóng đèn bao bên ngoài; đèn này chiếu sáng ngay được khi đấu nối vào nguồn điện, được phân loại vào nhóm 94.05, mã số 9405.40.99, thuế nhập khẩu ưu đãi 10%. Nếu mặt hàng là các sản phẩm đèn, sử dụng nguồn sáng LED, loại được sử dụng ở nơi công cộng hoặc đường phố lớn thì thuộc nhóm 94.05, phân nhóm 9405.40, mã số 9405.40.50 “... Loại khác, được sử dụng ở nơi công cộng hoặc đường phố lớn” có thuế nhập khẩu ưu đãi 20%.
Cùng với đó là các mặt hàng chế phẩm tạo hương dùng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi: thuộc nhóm 33.02, mã số 3302.90.00 hoặc mặt hàng thép không hợp kim ở dạng bán thành phẩm, hàm lượng carbon dưới 0,25% tính theo trọng lượng, chiều rộng nhỏ hơn hai lần chiều dày, mặt cắt ngang hình chữ nhật (kể cả hình vuông): thuộc mã số 7270.11.00.
Có thể thấy, qua thời gian triển khai quy định xác định trước, tình trạng tranh chấp giữa Hải quan và DN liên quan đến mã số hàng hóa, trị giá và thuế suất ưu đãi từ xuất xứ đã giảm đáng kể. Mặc dù khi triển khai quy định này công việc của các CBCC tại Cục Thuế XNK và Trung tâm PTPL nhiều lên gấp bội, nhưng các phản hồi từ phía DN cho thấy, đây là một quy định rất tích cực, hỗ trợ rất tốt cho hoạt động XNK của DN.
Bên cạnh đó, cũng có một số trường hợp đã bị Tổng cục Hải quan trả lại hồ sơ, như trường hợp của Công ty TNHH Công nghiệp Dearyang Việt Nam bởi tại đơn đề nghị xác định trước mã số không có tiêu chí về tên gọi cấu tạo của hàng hóa, công dụng, hàm lượng tính trên trọng lượng, thông số kỹ thuật… Ngoài ra, mẫu do DN gửi kèm đơn đề nghị không đảm bảo số lượng mẫu theo quy định, cả 3 mẫu DN gửi đều khác nhau về hình dạng, kích thước, màu sắc. Các mẫu này cũng không được đóng gói đúng theo quy định (theo quy định thì mẫu hàng của hồ sơ xác định trước mã số phải đảm bảo lấy 2 mẫu, phải có nhãn mác ký hiệu rõ ràng).
Những trường hợp bị từ chối, Tổng cục Hải quan đã có công văn thông báo rõ ràng, trong đó hướng dẫn cụ thể về hồ sơ, thủ tục, cách lấy mẫu nếu DN vẫn tiếp tục có yêu cầu xin xác định trước mã số. Cùng với đó, Tổng cục Hải quan phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tuyên truyền về quy định này và hướng dẫn DN thực hiện lấy mẫu hàng hóa để phân tích phân loại.
Thủ tục, hồ sơ về xác định trước mã số hàng hóa Về thủ tục, theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21-1-2015 của Chính phủ: Tổ chức cá nhân nộp đủ hồ sơ đề nghị xác định trước mã số đến Tổng cục Hải quan; Có trách nhiệm tham gia đối thoại với cơ quan Hải quan nhằm làm rõ nội dung đề nghị xác định trước mã số theo đề nghị của cơ quan Hải quan; Thông báo bằng văn bản trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có sự thay đổi nào liên quan đến hàng hóa đã đề nghị xác định trước mã số, trong đó nêu nội dung, lý do, ngày, tháng, năm có sự thay đổi. Về hồ sơ, theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25-3-2015 của Bộ Tài chính có hiệu lực từ ngày 1-4-2015 thì hồ sơ đề nghị xác định trước mã số gồm: Đơn đề nghị xác định trước theo mẫu số 01/XĐTMS/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này: 1 bản chính; Mẫu hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp không có mẫu hàng, tổ chức, cá nhân phải cung cấp tài liệu kỹ thuật (như bản phân tích thành phần, catalogue, hình ảnh hàng hóa), mô tả chi tiết thành phần, tính chất, cấu tạo, công dụng, phương thức vận hành của hàng hóa: 1 bản chính. DN cũng cần lưu ý, điều kiện xác định trước mã số là chỉ áp dụng đối với hàng hóa dự kiến XK, NK (theo khoản 1a Điều 24 Nghị định 08/2015/NĐ-CP). Trường hợp tổ chức, cá nhân đã đăng ký nhập khẩu mặt hàng tại cơ quan Hải quan thì không đáp ứng điều kiện xác định trước mã số. |