Thành công kiềm chế lạm phát 2012
TheĐiềuhànhgiáCẩntrọngchiphíđẩbảng xếp hạng cúp quốc gia ngao đánh giá của các chuyên gia kinh tế tại hội thảo về diễn biến giá cả thị trường năm 2012 cho thấy, năm qua, thị trường hàng hóa diễn biến khá ảm đạm, sức mua yếu và tồn kho nhiều.
Viện trưởng Viện Kinh tế- Tài chính Nguyễn Ngọc Tuyến cho rằng, việc thực hiện thành công mục tiêu kiềm chế lạm phát năm 2012, là kết quả của việc duy trì thực hiện nghiêm ngặt chính sách thắt chặt tài khoá và tiền tệ của Chính phủ, biện pháp quan trọng nhất để kiềm chế lạm phát.
Với các giải pháp về cắt giảm mạnh mẽ đầu tư công, kiểm soát chặt chẽ chi thường xuyên, thực hiện nhiều giải pháp về tiết kiệm chi tiêu và các giải pháp về tiền tệ: hạn chế và kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng, ổn định tỷ giá… đã có tác động tích cực tới tăng chỉ số giá tiêu dùng năm 2012.
Tuy nhiên thị trường diễn biến theo chiều hướng không thuận với sức mua yếu. Nhóm hàng có biến động lớn chủ yếu là mặt hàng nhiên liệu: xăng dầu, gas. Trong năm, giá xăng dầu đã tăng giảm bằng nhau với số lần là 6 với mức tăng chung của cả năm tăng 0,8-3% (tùy loại) so với năm 2011. Giá gas cũng được điều chỉnh tới 9 lần tăng, 7 lần giảm, tăng khoảng 7-8% so với cuối năm 2011. Giá một số mặt hàng: lương thực, thực phẩm thiết yếu như lợn, gia cầm, gạo tẻ thường lại giảm khoảng 15-20% so với cuối năm ngoái. Đây là nhân tố quan trọng giữ mặt bằng giá cả hàng hóa chung cả nước ổn định.
Ông Nguyễn Lộc An, Phó Vụ trưởng-Vụ thị trường trong nước, Bộ Công thương cho rằng, khác với diễn biến “tát nước theo mưa” như mọi năm thì năm nay, giá mặt hàng tiêu dùng, lương thực thực phẩm năm nay hầu như không tăng trong các đợt điều chỉnh giá của các mặt hàng quan trọng: điện, xăng dầu... Điểm khác biệt nữa so với mọi năm là nếu các tháng quý IV của năm trước, giá các mặt hàng thực phẩm có xu hướng tăng cao thì năm nay có diễn biến tương đối ổn định.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Nguyễn Ngọc Tuyến cho rằng năm 2012, chỉ số giá tiêu dùng của nhóm lương thực, thực phẩm đã tăng thấp hơn mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng bình quân chung và không phải là nhóm có chỉ số giá tiêu dùng tăng cao nhất. Theo ông Tuyến đây có thể là dấu hiệu khởi đầu của sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay.
Thận trọng điều chỉnh giá các mặt hàng thiết yếu
Một kịch bản đã được dự trù cho công tác điều hành giá năm 2013. Theo đại diện Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), năm 2013 sẽ tiếp tục thực hiện lộ trình giá thị trường đối với một số hàng hoá, dịch vụ quan trọng thiết yếu như điện, than, dịch vụ công.
Cục Quản lý giá dự báo năm 2013 áp lực về tăng chỉ số giá tiêu dùng là “đáng kể”. Việc giữ cho lạm phát ở mức độ ổn định sẽ là điều kiện cơ bản để nền kinh tế có cơ sở vững chắc để tăng trưởng bền vững. Do đó, đòi hỏi phải có sự kết hợp đồng bộ và linh hoạt của nhiều giải pháp, công cụ chính sách kinh tế trong đó có giải pháp quản lý, điều hành giá cả.
Những dự báo này cho thấy tiềm ẩn của lạm phát trong năm 2013. Cùng với các nguyên nhân sâu xa, căn bản từ cơ cấu kinh tế chưa hợp lý, dù đang được khắc phục song chắc chắn vẫn còn rất yếu, “các yếu tố chi phí đẩy sẽ kích lạm phát lên nếu điều hành không nhất quán và đúng hướng”, ông Nguyễn Tiến Thỏa khẳng định.
Trong bối cảnh đó, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, công tác quản lý và điều hành giá các mặt hàng thiết yếu phải có lộ trình rõ ràng, phù hợp mục tiêu. Quan trọng nhất là công bố giá minh bạch với người tiêu dùng. Việc thắt chặt quản lý cũng phải được thực hiện ngay từ đầu năm.
“Ngay từ bây giờ chúng ta phải chú ý đến giá cả dịp Tết nguyên đán, bảo đảm cung cầu hàng hóa, tránh đột biến giá ngay từ đầu năm. Trước, trong và sau Tết nguyên đán thông thường giá tăng rất cao, phải chú ý để giãn, hoãn hoặc điều chỉnh các mặt hàng thiết yếu do nhà nước quản lý giá”, ông Thỏa nói.
Bàn về các giải pháp, hầu hết các chuyên gia kinh tế cho rằng, các mặt hàng tăng giá theo lộ trình cần tránh các thời điểm nhạy cảm không nên tăng đồng loạt để tránh gây tâm lý bất ổn cho thị trường. Chương trình dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường tại các địa phương tiếp tục khuyến khích thực hiện hiệu quả nhằm tránh tình trạng giá hàng hóa mang tính thời vụ trong những thời kỳ cao điểm. Bên cạnh đó, các địa phương có thể nhân rộng mô hình dự trữ hàng hóa bình ổn cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh những mặt hàng vật tư, thiết yếu…
Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội Nguyễn Vinh Phú cho rằng, năm 2013 cần làm tốt hơn nữa công tác kiểm soát thị trường, thiết lập lại kỷ cương xã hội để chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất và kinh doanh hàng giả, trốn thuế, tạo môi trường pháp luật, môi trường cạnh tranh bình đẳng, công khai, minh bạch giữa các thành phần kinh tế trong xã hội. Đồng thời cần gây dựng niềm tin cho doanh nghiệp, các luật pháp, cơ chế chính sách ban hành phải ổn định, minh bạch, lâu dài, tìm mọi cách tháo gỡ những khó khăn trước mắt cho họ, coi doanh nghiệp là những tế bào quan trọng của xã hội, của đất nước để tập trung hỗ trợ một cách có hiệu quả trong trước mắt cũng như lâu dài.
Theo ông Phú, nếu thực hiện đồng bộ các giải pháp thì nhất định tình hình kinh tế xã hội nói chung và tình hình giá cả thị trường năm 2013 sẽ có những chuyển biến tích cực góp phần vào việc phấn đấu đạt các mục tiêu do quốc hội đề ra.
Minh Anh