您现在的位置是:Empire777 > Ngoại Hạng Anh

【guadalajara chivas vs】Không chi ngân sách cho các tổ chức hội

Empire7772025-01-26 17:28:58【Ngoại Hạng Anh】7人已围观

简介Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý.Chưa làm rõ quyền lập hội của công dânĐánh giá về dự thảo l guadalajara chivas vs

PTL

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý.

Chưa làm rõ quyền lập hội của công dân

Đánh giá về dự thảo luật,ôngchingânsáchchocáctổchứchộguadalajara chivas vs Chủ nhiệm UBPL Phan Trung Lý cho rằng, dự án Luật phải tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền lập hội, phát huy tính tự nguyện, tự quản, tự chịu trách nhiệm của các hội, nhất là tự chủ về tài chính, hạn chế tối đa sự bao cấp, trông chờ vào ngân sách nhà nước (NSNN), tránh xu hướng “hành chính hóa” tổ chức và hoạt động của hội, bảo đảm sự quản lý của Nhà nước. Mặt khác, đề phòng các thế lực thù địch, các tổ chức phản động lợi dụng để hình thành các tổ chức chống phá Đảng và Nhà nước…

Về cơ bản, dự thảo Luật được xây dựng trên cơ sở Nghị định 45/2010/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức, hoạt động và quản lý hội, nên chỉ chú trọng quy định về quản lý nhà nước đối với hội, nhiều nội dung là vấn đề nội bộ của hội như cơ cấu tổ chức của hội, việc hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hội... lại được quy định khá cụ thể.

Tuy nhiên, một số vấn đề quan trọng để cụ thể hoá quyền lập hội của công dân, như phân loại hội để có sự điều chỉnh phù hợp, vai trò và trách nhiệm xã hội của hội, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc tôn trọng, bảo vệ, hỗ trợ và thúc đẩy việc thực hiện quyền lập hội của công dân... thì chưa được quan tâm đúng mức.

UBPL cũng cho rằng, trình tự, thủ tục thành lập hội như dự thảo Luật quá phức tạp, mất nhiều thời gian, các bước thành lập hội về cơ bản vẫn theo quy định của pháp luật hiện hành, quá nhấn mạnh yêu cầu quản lý nhà nước đối với hội và chưa thật sự tạo điều kiện thực hiện quyền lập hội của công dân.

Hội phải tự đảm bảo kinh phí hoạt động

Liên quan đến chính sách tài chính, theo dự thảo Luật, các hội do Đảng và Nhà nước có nhu cầu thành lập và đã được NSNN cấp kinh phí hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được NSNN cấp, khoán kinh phí hoạt động. Những hội còn lại, kinh phí hoạt động thực hiện theo nguyên tắc tự bảo đảm, NSNN chỉ hỗ trợ cho các nhiệm vụ Nhà nước giao (nếu có).

Tuy nhiên, cũng theo khoản 2 Điều 6 của dự thảo Luật thì một trong những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hội là tự chủ kinh phí hoạt động.

Theo UBPL, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách cụ thể đối với các tổ chức hội. Vì vậy, đề nghị Chính phủ nghiên cứu để thể chế hóa trong Luật chủ trương của Đảng theo hướng : “Đối với các hội đã được giao biên chế, kinh phí hoạt động giữ ổn định đến hết năm 2016; từ năm 2017 đến năm 2020 từng bước thực hiện khoán hoặc hỗ trợ kinh phí hoạt động cho một số loại hội theo lộ trình phù hợp. Các hội còn lại hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự quản, tự trang trải kinh phí hoạt động, Nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động gắn với nhiệm vụ được giao” mà không đặt vấn đề tiếp tục cấp kinh phí hoạt động, không giao biên chế cho các tổ chức hội.

Điều này cũng bảo đảm thống nhất với quy định của Luật NSNN (năm 2015): “Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc tự bảo đảm; NSNN chỉ hỗ trợ cho các nhiệm vụ Nhà nước giao theo quy định của Chính phủ”.

Luật có điều chỉnh các tổ chức chính trị xã hội?

Hiện tại, dự thảo Luật quy định: “Luật này không áp dụng với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN), Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam”.

Tuy nhiên, một số ý kiến trong UBPL đề nghị, Luật về hội cần điều chỉnh đối với cả các tổ chức chính trị - xã hội. Bởi vì, mặc dù các tổ chức này có những đặc thù riêng và có cơ cấu tổ chức tương tự các cơ quan nhà nước, được Nhà nước bảo đảm ngân sách hoạt động, nhưng theo quy định của Hiến pháp và pháp luật thì không phải là cơ quan nhà nước.

Qua thảo luận, một số ý kiến cũng cho rằng, theo Luật MTTQVN và Điều lệ của Mặt trận thì MTTQVN là liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, hiện nay Mặt trận tập hợp 46 tổ chức thành viên, vậy nếu Luật này không điều chỉnh đối với MTTQVN thì có điều chỉnh các tổ chức xã hội là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam như Hội nhà báo Việt Nam, Hội khuyến học Việt Nam, Hội đông y Việt Nam … hay không cần được làm rõ trong luật./.

H.Y

很赞哦!(929)