Empire777

Với sự đoàn kết, thống nhất và tập trung thực hiện các nhiệm vụ của cả hệ thống kết quả bóng đá bundesliga đức

【kết quả bóng đá bundesliga đức】Đổi thay ở Châu Thành

Với sự đoàn kết,Đổithayởkết quả bóng đá bundesliga đức thống nhất và tập trung thực hiện các nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của người dân nên sau 15 năm thành lập, huyện Châu Thành đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng, góp phần đưa đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng phát triển.

Mít Thái là một trong những mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng đang tạo ra nguồn thu nhập cao cho người dân Châu Thành.

Ông Nguyễn Văn Bảy, Bí thư Huyện ủy Châu Thành, cho biết: Từ tháng 1-2004, Châu Thành chính thức trực thuộc tỉnh Hậu Giang. Những năm đầu mới thành lập, Châu Thành gặp rất nhiều khó khăn, thách thức của một huyện nông nghiệp, với hơn 70% dân số sống bằng nghề nông, kết cấu hạ tầng nông thôn còn thấp kém, cán bộ quản lý mới mẻ và hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ… Thế nhưng, thực hiện theo định hướng của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và sự đoàn kết của cả hệ thống chính trị và người dân nên Châu Thành đang trở thành điểm sáng của tỉnh trên nhiều mặt.

Những điểm nhấn công trình

Ngay vào những ngày đầu mới thành lập, Châu Thành được tỉnh chọn là địa phương trọng điểm phát triển công nghiệp của tỉnh. Từ chủ trương này, thời gian qua, huyện và tỉnh đã nỗ lực triển khai nhiều chính sách thu hút đầu tư theo hướng ưu đãi, đảm bảo quyền lợi tốt nhất và thủ tục hành chính thuận lợi để nhiều doanh nhiệp đến đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng. Chính sự quan tâm trên nên Châu Thành từ một huyện nông nghiệp là chủ yếu nhưng sau 15 năm phấn đấu và đang trở thành điểm sáng của tỉnh về phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Đến nay, trên địa bàn huyện có một Khu công nghiệp Sông Hậu và 3 cụm công nghiệp tập trung, với 21 doanh nghiệp trong và ngoài nước thực hiện 25 dự án trên diện tích đất quy hoạch là 955,79ha. Trong số 21 doanh nghiệp hoạt động thì có một số đơn vị đã và đang đầu tư dự án lớn như: Trung tâm Điện lực dầu khí Sông Hậu 1, dự án cảng tổng hợp Vinalines có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải 20.000 tấn, Nhà máy nước AquaOne, Nhà máy bia Sư Tử Trắng, Nhà máy xi măng Cần Thơ - Hậu Giang, Tập đoàn thực phẩm Masan, Tập đoàn thủy sản Minh Phú, Tập đoàn giấy Lee&Man... Hiện các tập đoàn này đều đạt doanh thu theo kế hoạch kinh doanh sau khi đầu tư, từ đó góp phần giải quyết hàng ngàn lao động cho địa phương và đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế huyện Châu Thành nói riêng và của tỉnh nói chung.

Ông Tống Hoàng Khôi, Chủ tịch UBND huyện Châu Thành, cho biết: Giá trị sản xuất công nghiệp của huyện tăng từ 512 tỉ đồng vào năm 2004 lên 15.991 tỉ đồng trong năm 2018, tỷ trọng khu vực II tăng từ 13,21% (năm 2004) lên 67,24% (năm 2018). Để có được kết quả này, thời gian qua, địa phương luôn tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, đồng thời luôn thể hiện tinh thần thân thiện, đồng hành cùng nhà đầu tư, xem thành công của nhà đầu tư là thành công của huyện. Ngoài ra, chính việc giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc nên doanh nghiệp an tâm sản xuất, kinh doanh và ngày càng phát triển.

Nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa và người dân đi lại được thuận lợi, đồng thời giúp cho việc học tập, chăm sóc sức khỏe của người dân ngày một chu đáo, ngay sau khi chia tách và điều chỉnh địa giới hành chính, lãnh đạo huyện Châu Thành đã tranh thủ và tập trung mọi nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn ngày càng hoàn chỉnh. Từ chỗ cơ sở vật chất, hạ tầng kém phát triển thì đến nay nhiều công trình, dự án có ý nghĩa chính trị, xã hội được đầu tư đưa vào sử dụng, như: Đường tỉnh 925, Quốc lộ Nam sông Hậu, tuyến đường 925B (Đông Phú - Tân Long), đường nội ô Ngã Sáu... Bên cạnh đó, trung tâm thương mại thị trấn Ngã Sáu, cầu dân sinh Phú Hữu, bờ kè thị trấn Ngã Sáu, trụ sở làm việc của các cơ quan, nhiều trường học, khu tái định cư, khu dân cư, trung tâm y tế, trạm y tế, chợ, nhà văn hóa ấp... cũng được xây mới kiên cố, từ đó làm thay đổi và tạo bộ mặt mới cho địa phương.

Nói về sự đổi thay của thị trấn Ngã Sáu, ông Nguyễn Văn Hùng, hộ dân có nhà ở tuyến đường Hùng Vương, thông tin: “Nhờ sự quan tâm trong chỉnh trang đô thị của ngành chức năng mà đô thị Ngã Sáu giờ đây rất bừng sáng. Trong đó, những điều dễ thấy là lộ được mở rộng, vỉa hè nâng cấp cao ráo nên không còn bị ngập nước, tiểu thương bán trong chợ khang trang, không còn cảnh lụp xụp như mấy năm trước”.

Khi các công trình được đầu tư đã tạo điều kiện cho người dân mở mới nhiều ngành nghề, nhất là lĩnh vực thương mại - dịch vụ ngày càng phát triển mạnh mẽ. Nếu như năm 2004, toàn huyện chỉ có 10 doanh nghiệp và 2 chợ, 111 cơ sở, hộ sản xuất, kinh doanh thì đến nay có 310 doanh nghiệp, 6 chợ và Trung tâm thương mại thị trấn Ngã Sáu, với tổng số 4.267 cơ sở, hộ kinh doanh. Từ đó đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Cụ thể, năm 2018, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của Châu Thành đạt 2.703 tỉ đồng, tăng 12,4 lần so với năm 2004.

Đời sống người dân nâng cao

Cùng với các điểm nhấn trên thì lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của huyện Châu Thành trong thời gian qua cũng có nhiều bước tiến, góp phần nâng cao nguồn thu nhập cho người dân. Điểm ghi nhận lớn trong sản xuất nông nghiệp của Châu Thành là địa phương đã thực hiện có hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững, cũng như từng bước khắc phục tình trạng sản xuất tự phát mà thay vào đó là sự năng động, sáng tạo và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. Điển hình, ngành chức năng của huyện đã vận động người dân chuyển 2.250ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái theo thế mạnh của địa phương, trong đó nổi bật là cam sành, nhãn, xoài, mít Thái siêu sớm, chanh không hạt, bưởi Năm Roi... Cùng với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ngành nông nghiệp huyện và các địa phương còn đẩy mạnh chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nhà vườn, nhờ vậy mà các vườn cây ăn trái luôn mang lại năng suất cao. Bên cạnh đó, nhiều nhà vườn còn thể hiện sự sáng tạo trên trái cây của mình để nâng cao giá trị gấp 10 lần so với giá thực tế, như: in chữ, bản đồ Việt Nam lên trái bưởi hồ lô hay in chữ lên trái đu đủ, dưa hấu…

Nhờ chuyển dịch đúng hướng, nông dân năng động sáng tạo nên thu nhập bình quân đầu người của huyện ngày càng được cải thiện và nâng cao qua từng năm. Theo đó, giá trị tăng bình quân đầu người năm 2018 của huyện đạt 93,32 triệu đồng/người/năm, riêng khu vực nông nghiệp là 86,09 triệu đồng/người/năm, tăng gấp 24 lần so với năm 2004. Ông Tống Hoàng Khôi, Chủ tịch UBND huyện Châu Thành, cho biết thêm: Song song với phát triển kinh tế thì nhiệm vụ phát triển văn hóa - xã hội cũng được địa phương chú trọng. Trong đó, thường xuyên quan tâm công tác giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe Nhân dân, đẩy mạnh phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, công tác quốc phòng - an ninh được giữ vững. Phát huy những thành tích đạt được trong 15 năm qua, thời gian tới, Châu Thành đề ra mục tiêu phấn đấu là tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, dân chủ, sáng tạo; tận dụng tiềm năng, lợi thế, trong đó lấy công nghiệp là chủ đạo, nông nghiệp hiện đại theo tiêu chí nông thôn mới và phấn đấu xây dựng đô thị Ngã Sáu đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV vào năm 2020.

Ông Đồng Văn Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh:

Giữ vững huyện trọng điểm của tỉnh về phát triển công nghiệp

- Chủ trương phát triển công nghiệp được lãnh đạo tỉnh quan tâm từ những ngày đầu mới thành lập tỉnh, trong đó đã chọn huyện Châu Thành là huyện công nghiệp để tập trung đầu tư, hỗ trợ và đến nay đã đạt nhiều kết quả ấn tượng khi có nhiều doanh nghiệp trong, ngoài nước đến đầu tư và Châu Thành cũng hình thành được các khu, cụm công nghiệp tập trung. Với những kết quả đạt được trong lĩnh vực công nghiệp như thời gian qua thì tới đây địa phương cần tiếp tục phát huy vì các khu, cụm công nghiệp của huyện có nhiều lợi thế khi giáp ranh với thành phố Cần Thơ và có hệ thống đường thủy, bộ đi qua. Đồng thời, triển khai nhiều chính sách ưu tiên nhằm thu hút thêm doanh nghiệp đến đầu tư để giữ vững là huyện trọng điểm của tỉnh về phát triển công nghiệp.   

 

Ông Lê Thanh Bình, nguyên Bí thư Huyện ủy Châu Thành:

Ấn tượng với nguồn vốn đầu tư toàn xã hội

- Là một huyện còn gặp nhiều khó khăn, nhất là những năm đầu mới thành lập, nhưng với sự quan tâm của các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương nên trong 15 năm qua tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn huyện Châu Thành là 20.000 tỉ đồng, đây thật sự là con số rất ấn tượng. Từ nguồn kinh phí này, huyện Châu Thành đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn, hỗ trợ người dân phát triển sản xuất nên tạo ra được diện mạo mới cho huyện qua từng năm, nhất là ở những vùng nông thôn.

Ông Nguyễn Tấn Hưng, nguyên Chủ tịch UBND huyện Châu Thành:

Đội ngũ cán bộ ngày càng giỏi chuyên môn, năng lực công tác

- Tôi còn nhớ vào những năm đầu thành lập, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ huyện còn nhiều hạn chế, có người lần đầu tiếp cận công việc mới. Tuy nhiên, qua nhiều năm rèn luyện, trau dồi thì đội ngũ cán bộ có bước trưởng thành mạnh mẽ, đủ sức đảm đương những công việc được giao. Bên cạnh đó, địa phương còn làm tốt công tác tuyên truyền nên nội bộ đoàn kết, người dân đồng lòng, điển hình là việc bà con bàn giao mặt bằng tại các khu, cụm công nghiệp; nhờ vậy giúp Châu Thành có nhiều bước tiến như hôm nay và tiếp tục ở những năm tới.

 

Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap