Những năm qua,ệuquảcôngtácchuyểnđổisốởhuyệnTamNôngĐồngThápersikabo 1973 công tác chuyển đổi số trên địa bàn huyện Tam Nông được Huyện ủy, UBND huyện, các ngành và UBND các xã, thị trấn quan tâm, triển khai thực hiện trên nhiều lĩnh vực. Trong đó, nổi bật là lĩnh vực: nông nghiệp, y tế, giáo dục, bảo hiểm, văn hóa - thông tin, du lịch đạt được những kết quả tích cực.
Ông Chung Văn Liệu - Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Hòa Bình quan sát thiết bị bay không người lái.
Mỗi vụ, nông dân huyện Tam Nông canh tác trên dưới 30 ngàn ha lúa, hàng ngàn ha hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày cùng nhiều vườn cây ăn trái các loại... Thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp, toàn huyện đã lắp đặt 6 Trạm giám sát côn trùng thông minh; đa số nông dân đều ứng dụng công nghệ số vào sản xuất như: hệ thống tưới tiết kiệm nước; sạ lúa giống, bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật bằng thiết bị bay không người lái...
Tại Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ nông nghiệp Hòa Bình hiện có tổng diện tích canh tác lúa từ 150 - 200ha/vụ. Ông Chung Văn Liệu - Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX Dịch vụ nông nghiệp Hòa Bình cho biết, từ khi có Trạm giám sát côn trùng thông minh và thiết bị bay không người lái đã đem lại hiệu quả rất cao và ít tốn chi phí sản xuất của bà con nông dân.
Trong lĩnh vực du lịch, du khách khi đến huyện Tam Nông chỉ cần có chiếc điện thoại thông minh kết nối internet thì có thể tìm kiếm, tra cứu thông tin về các khu, điểm du lịch, cơ sở lưu trú, các di tích lịch sử... trên địa bàn huyện.
Du khách Lê Thanh Hằng ngụ Quận 7, TP Hồ Chí Minh nhiều lần đến Vườn sinh thái Hoàng Hảo phấn khởi, bày tỏ: “Khi cầm điện thoại check code sẽ hiện lên trang Facebook của Vườn sinh thái, giúp tôi cập nhật những dịch vụ tốt nhất hoặc khi thanh toán tiền bằng cách quét mã code, rất tiện dụng vì không cần phải thanh toán tiền mặt”.
Tại Trạm y tế xã An Long, huyện Tam Nông, thời gian qua, khi ứng dụng chuyển đổi số trong khám, chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm y tế đã tạo sự hài lòng cho người dân. Ông Nguyễn Văn Son ngụ xã An Long, bị bệnh cao huyết áp, khi đến khám bệnh tại Trạm y tế xã, ông sử dụng điện thoại thông minh cài đặt ứng dụng hẹn ngày, giờ để khám bệnh.
Ông Nguyễn Văn Son bộc bạch: “Bây giờ sử dụng điện thoại di động, làm theo hướng dẫn, hẹn đúng giờ tôi ra gặp bác sĩ khám, sau đó lãnh thuốc về, không còn chờ đợi như trước đây. Công nghệ số bây giờ quá hay”.
Bác sĩ CKI Mai Phú Cường - Trưởng Trạm y tế xã An Long, cho biết: “Người dân chỉ cần mang thẻ căn cước công dân đến cơ sở khám bệnh và khám bệnh đặt lịch qua App. Điều này hết sức tiện lợi, góp phần vào công tác chuyển đổi số của ngành y tế ngày càng tốt hơn”.
Đến nay, 12 Trạm y tế xã, thị trấn và Trung tâm y tế huyện đều được trang bị máy quét mã vạch căn cước công dân gắn chip để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho Nhân dân. Đồng thời, ngành y tế từ huyện đến cơ sở tổ chức cài đặt hẹn ngày, giờ trên App điện thoại thông minh phục vụ công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe Nhân dân... rất tiện lợi. Từ đó, góp phần thực hiện tốt tiêu chí 14.3 trong Bộ tiêu chí Quốc gia xây dựng nông thôn mới nâng cao ở địa phương.
Thầy thuốc nhân dân, bác sĩ CKII Trần Hữu Trí - Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Tam Nông, cho biết: “Chúng tôi sẽ trang bị thêm những máy quét mã QR của căn cước công dân cho các khoa, phòng và các Trạm y tế để khi người dân đến khám bệnh, nhân viên y tế sẽ hướng dẫn thực hiện nhanh hơn. Chỉ cần quét mã thẻ, các bác sĩ sẽ khám ngay. Người bệnh được khám bệnh nhanh, thuận lợi hơn rất nhiều so với trước đây”.
Đến nay, toàn huyện Tam Nông có 12 Tổ công nghệ số cộng đồng cấp xã, thị trấn và 58 Tổ công nghệ số cộng đồng khóm, ấp. Toàn huyện có trên 88,65% người dân sử dụng điện thoại thông minh, 100% doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử và nộp thuế điện tử; mạng truyền số liệu chuyên dùng đã được kết nối đến 100% cơ quan hành chính, đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số trong cơ quan Nhà nước...
Ông Phùng Công Thanh - Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Nông, Phó trưởng Ban Chỉ đạo chuyển đổi số huyện, cho biết: “Trong thời gian tới, Ban Chỉ đạo chuyển đổi số huyện sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt động của các Tổ công nghệ số cộng đồng từ huyện đến xã, thị trấn và từng khóm, ấp để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong việc tiếp cận, ứng dụng chuyển đổi số vào cuộc sống, lao động và sản xuất...”.
Trần Trọng Trung (Báo Đồng Tháp)