Cúp C1

【bo g da so】Doanh nghiệp cần cải cách toàn diện để vượt qua khó khăn

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Cúp C2   来源:World Cup  查看:  评论:0
内容摘要:Nhiều kiến nghị hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn Hải quan sát cánh cùng doanh nghiệp vượt qua k bo g da so

Nhiều kiến nghị hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn Hải quan sát cánh cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn
Doanh nghiệp cần cải cách toàn diện để vượt qua khó khăn
Doanh nghiệp cần tận dụng hiệu quả các gói hỗ trợ của Chính phủ. Ảnh: H.Dịu

Đối diện những "cơn bão" từ môi trường kinh doanh

Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, khi đặt lên "bàn cân" với các doanh nghiệp ở các quốc gia khác, ông Nguyễn Phước Hải, Phó Chủ tịch cấp cao Tập đoàn Công nghệ CMC cho biết, nhiều quốc gia đã có những bước nhảy vọt về phát triển công nghệ nhờ các chính sách hỗ trợ phù hợp cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) trong doanh nghiệp so với Việt Nam. Tính theo tỷ lệ phần trăm GDP, chi tiêu cho R&D tại một số nước như Hàn Quốc là 4,6%, Hoa Kỳ là 3%, Trung Quốc đạt 2,2%,... trong khi đó tại Việt Nam, theo số liệu mới nhất từ Bộ Khoa học và Công nghệ, chỉ có một phần rất nhỏ nguồn vốn được dành cho R&D, thấp hơn đáng kể so với tiêu chuẩn quốc tế. Trong top 10 doanh nghiệp có hoạt động sáng lập và sử dụng Quỹ R&D nhiều nhất, thì 70% thuộc khối doanh nghiệp nhà nước.

Ông Nguyễn Hồng Long, Phó Trưởng ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp:

Cần tiếng nói từ doanh nghiệp để đổi mới chính sách

Doanh nghiệp cần cải cách toàn diện để vượt qua khó khăn
Ông Nguyễn Hồng Long.

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 58 ngày 21/4/2023 về một số chính sách giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững đến năm 2025. Quan điểm của Chính phủ là tiếp tục đồng hành hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp, đảm bảo bình ổn, nhất quán, rõ ràng, minh bạch, cải thiện môi trường đầu tư thông thoáng, hỗ trợ doanh nghiệp có trọng tâm trọng điểm.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng cần có nhiều hơn nữa các kiến nghị trực tiếp về các vấn đề cần tháo gỡ trong thực tế. Tiếng nói từ hiệp hội, doanh nghiệp là tiếng nói cụ thể nhất, thực tế nhất để Chính phủ lắng nghe và thực hiện đổi mới về cơ chế chính sách.

Vì thế, vị này nhận định, nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam còn hạn chế trong đầu tư R&D do tâm lý e ngại rủi ro, thiếu sự dẫn dắt từ các doanh nghiệp lớn… Điều này khiến khả năng sáng tạo các giải pháp tiên tiến bị hạn chế, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Chia sẻ về khó khăn của doanh nghiệp liên quan đến môi trường kinh doanh, ông Cao Tiến Đoan, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa cho biết, phần lớn doanh nghiệp phải đối mặt với những bất cập như: xu hướng cải cách hành chính có phần bị chững lại; gần đây xuất hiện tình trạng một số bộ phận công chức nhà nước có dấu hiệu né tránh, đùn đẩy công việc… “Đây được coi là ‘cơn bão ngầm’, tạo trì trệ trong khâu giải quyết thủ tục hành chính dẫn đến nhiều dự án bị kéo dài, gây thất thoát, lãng phí, khiến nhiều doanh nghiệp bỏ lỡ cơ hội đầu tư đáng tiếc”, ông Đoan nêu rõ.

Còn theo ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, hiện nay, các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn về thị trường, tài chính, vốn, cạnh tranh. Ở thời điểm khó khăn về thị trường, cạnh tranh diễn ra không chỉ giữa các doanh nghiệp trong nước mà còn có sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong khu vực thì những tác động không mong muốn của luật pháp cũng tạo ra gánh nặng về tài chính và chi phí tuân thủ lớn.

Theo ông Hiếu, một quy định pháp luật có nguy cơ tạo ra 5 loại chi phí: chi phí thủ tục hành chính, phí – lệ phí, chi phí đầu tư, chi phí cơ hội và chi phí không chính thức. Chính vì vậy, cải cách thể chế không chỉ nhằm cắt giảm, đơn giản hoá các thủ tục hành chính mà còn hướng tới cắt giảm chi phí tuân thủ phát sinh từ các quy định pháp luật cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần sự điều hướng và ủng hộ từ Chính phủ

Trước những “cơn bão” khó khăn dồn dập như vậy, trong nửa đầu năm 2023, các doanh nghiệp đã thấm mệt do áp lực khó khăn. Nhiều doanh nghiệp buộc phải đóng cửa hoặc cắt giảm nhân sự, giảm giờ làm việc, thậm chí, có doanh nghiệp lựa chọn “án binh bất động”. Theo các chuyên gia, tình trạng này sẽ làm giảm nguồn thu ngân sách cho nhà nước, gây ảnh hưởng đến an sinh xã hội.

Do vậy, các doanh nghiệp nhấn mạnh, cải cách thể chế có ý nghĩa quan trọng, thậm chí quan trọng hơn cả chính sách tài khoá và tiền tệ trong ngắn hạn. Tại hội nghị sơ kết 6 tháng của Bộ Tài chính vừa qua, đại diện lãnh đạo một số địa phương cũng đã nhấn mạnh tới giải pháp về cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển, như vậy mới có thể nuôi dưỡng được nguồn thu cho ngân sách hiệu quả và bền vững.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp mong muốn những cải cách này phải quyết liệt và phát huy hiệu quả hơn nữa. Mặt khác, các doanh nghiệp đề nghị chính sách hỗ trợ tập trung vào hai công cụ chính là chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ; cùng với đó là phải điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư, đặc biệt là áp dụng các nguyên tắc về thuế tối thiểu toàn cầu để giữ chân các nhà đầu tư và thu hút thêm nguồn vốn nước ngoài.

Đồng thời, cộng đồng doanh nghiệp được khuyến cáo cần tiếp tục phát huy tinh thần chủ động, linh hoạt, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện duy trì và thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bảo đảm nguồn cung và lưu thông hàng hóa. Trong đó, các doanh nghiệp nên đi theo xu hướng chuyển đổi xanh bởi đây sẽ là tiền đề giúp tạo “giấy thông hành” tốt hơn khi gia nhập chuỗi giá trị toàn cầu, tăng thêm tính cạnh tranh cho doanh nghiệp trong bối cảnh nhiều đơn hàng xuất khẩu đã bị chuyển đổi sang các quốc gia trong khu vực.

TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM):

Những sửa đổi dường như chưa đủ

Doanh nghiệp cần cải cách toàn diện để vượt qua khó khăn
TS. Trần Thị Hồng Minh

Những năm gần đây, dư địa của mô hình tăng trưởng truyền thống – dựa chủ yếu vào mở rộng khai thác tài nguyên thiên nhiên và lao động phổ thông – đã suy giảm đáng kể và đặt ra rủi ro về “bẫy thu nhập trung bình” nếu đất nước ta không sớm tìm được những động lực mới cho tăng trưởng kinh tế.

Để tháo gỡ những khó khăn, mở rộng không gian kinh tế cho doanh nghiệp trong thời gian tới, cải cách thể chế là điều tiên quyết, cần có những chính sách mang tính căn cơ, lâu dài. Chẳng hạn, đối với những vấn đề khó khăn, khách quan của thế giới, chúng ta cần có một nền kinh tế tự chủ, độc lập, tự cường để dù có những biến động nào chúng ta cũng đều có thể chủ động kiểm soát…

Trước đó, Quốc hội đã thông qua một luật sửa 8 luật. Đây là một bước tiến rất lớn. Tuy nhiên, khi nhìn nhận trên thực tế, hiện rất nhiều vấn đề về đất đai, môi trường, xây dựng vẫn còn chồng chéo, mâu thuẫn, gây cản trở cho hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, những sửa đổi trước đó dường như là chưa đủ. Chúng ta cần tiếp tục rà soát, sửa đổi thể chế để đưa ra những đề xuất sửa đổi, hoàn thiện, tránh sự chồng chéo, mâu thuẫn.

Ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST):

Chú trọng hơn cải cách thể chế

Doanh nghiệp cần cải cách toàn diện để vượt qua khó khăn
Ông Ngô Sỹ Hoài.

Mặc dù ngành công nghiệp gỗ đã từng đặt ra mục tiêu đến 2025 đạt 20 tỷ USD và trở thành quốc gia xuất khẩu lớn sau Trung Quốc, tuy nhiên, những năm gần đây, chúng tôi đã và đang gặp phải không ít khó khăn, vướng mắc khi thực tế cho thấy, sản lượng xuất khẩu của năm nay so với các năm trước giảm đáng kể. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các khó khăn hiện nay của ngành gỗ, nhưng một trong số đó xuất phát từ việc thị trường Mỹ chiếm 55% tổng xuất khẩu lại áp dụng rất nhiều phương pháp bảo hộ thương mại, khởi xướng nhiều cuộc điều tra gỗ dán và tủ bếp, nên dẫn đến hiện trạng xuất khẩu giảm.

Từ những khó khăn, vướng mắc đã nêu, các doanh nghiệp trong Hiệp hội mong muốn công tác cải cách thể chế sẽ được chú trọng hơn nữa, trong đó, vấn đề phòng cháy chữa cháy cần sớm được giải quyết. Hiệp hội đề xuất, trong bối cảnh hiện nay, không thực hiện các quy định mới về phòng cháy chữa cháy… bởi nếu không đáp ứng được yêu cầu này thì doanh nghiệp gỗ sẽ không xuất khẩu được. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng mong muốn, nguồn vốn vay ngoại tệ có thể giảm xuống 3,8% để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, thách thức, tăng tính cạnh tranh.

Bình Nam(ghi)

Tăng sức cho doanh nghiệp nhờ chuyển đổi số, đầu tư công nghệ

Doanh nghiệp cần cải cách toàn diện để vượt qua khó khăn
GS.TS. Tô Trung Thành.

Với những khó khăn của các doanh nghiệp hiện nay, GS.TS. Tô Trung Thành, Trưởng phòng Quản lý Khoa học - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của chuyển đổi số, phát triển kinh tế số để tăng khả năng chống chịu và phát triển bền vững. GS.TS. Tô Trung Thành đánh giá: Kinh tế 6 tháng đầu năm 2023 thể hiện rất rõ nét sự khó khăn của nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Đầu tư của các khu vực đều giảm. Đặc biệt, khu vực xuất nhập khẩu đang chịu ảnh hưởng rất lớn từ tình hình kinh tế thế giới. Hơn nữa, doanh nghiệp cũng đang chịu khó khăn do giá nguyên phụ liệu đầu vào tăng cao khiến các doanh nghiệp ngành chế biến, chế tạo tăng trưởng thấp.

Ông đánh giá như thế nào về những chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp?

Các chính sách hỗ trợ thuế và phí cho doanh nghiệp là một trong những chính sách rất đúng đắn và kịp thời, đặc biệt liên quan đến chính sách tài khoá để hỗ trợ cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, chính sách tài khoá bao giờ cũng có độ trễ lớn hơn so với chính sách tiền tệ. Do đó, tôi kỳ vọng trong 6 tháng cuối năm 2023, các chính sách này sẽ kịp “thẩm thấu” đến doanh nghiệp.

Bên cạnh chính sách giảm thuế, phí cho doanh nghiệp, mô hình tăng trưởng của Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu dựa trên đầu tư trong khi khu vực đầu tư tư nhân đang bị thu hẹp vì gặp nhiều khó khăn. Do đó, trong 6 tháng cuối năm 2023, đầu tư công phải là “đầu tàu” để nâng cao chất lượng, quy mô đầu tư và làm “bệ đỡ” cho quá trình đầu tư chung của nền kinh tế. Cùng với đó, phải có những hỗ trợ về chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, phải có chính sách đảm bảo an sinh xã hội nhiều hơn nữa, hướng đến đối tượng đang bị tổn thương lớn của nền kinh tế như các khu vực phi chính thức, từ đó góp phần thúc đẩy tổng cầu.

Mặt khác, khi nguồn lực còn khó khăn thì động lực thời gian tới là phải sử dụng công nghệ và hướng tới phát triển kinh tế số. Hiện tỷ trọng này về kinh tế số mới đạt 9,6% GDP, trong khi mục tiêu của Chính phủ đến năm 2025 là đạt 20% GDP. Do đó, nếu chúng ta không tập trung vào phát triển kinh tế số, thúc đẩy tăng trưởng dựa vào công nghệ số, đổi mới sáng tạo thì sẽ khó duy trì phát triển bền vững trong dài hạn.

Nói về phát triển kinh tế số và chuyển đổi số, các doanh nghiệp cần những thay đổi gì để thực hiện, thưa ông?

Chính phủ phải tạo môi trường thể chế để doanh nghiệp yên tâm đầu tư, nghiên cứu khoa học và áp dụng công nghệ số, tích cực chuyển đổi số. Các doanh nghiệp khác nhau có cách xử lý khác nhau, nhưng cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa có số lượng đông đảo nên phải là đối tượng cần tập trung thực hiện và có nhiều chính sách hỗ trợ như về ưu đãi thuế, tín dụng, mặt bằng, cơ sở hạ tầng… Ngoài ra, việc phát triển nguồn nhân lực mạnh về công nghệ cũng rất cần thiết để giúp các doanh nghiệp vận hành và tiến tới hội nhập chuỗi giá trị toàn cầu.

Xin cảm ơn ông!

Minh Chi (thực hiện)

copyright © 2025 powered by Empire777   sitemap