【chuyên gia nhận định bóng đá】Tháng của hoa & nước mắt

Thắp nến tại Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn

Giờ cả nước có thêm ngày 27 tháng 7.

Chả phải giờ,ángcủahoanướcmắchuyên gia nhận định bóng đá mà là từ 70 năm trước, ngày này, tháng này trở thành tháng tri ân của dân tộc ta với những người con ưu tú đã ngã xuống vì Tổ quốc, vì dân tộc.

Hàng chục năm nay, những ngày này của tháng này, nhà báo, cựu chiến binh Lê Bá Dương đều lặng lẽ làm một việc rất nhỏ nhưng rất vĩ đại, lay động lòng người, ấy là, gom góp những đồng nhuận bút trong năm, nhảy tàu ra Quảng Trị, nơi mấy chục năm trước, khi mới mười lăm tuổi, anh đã “ăn gian” để ra trận, trở thành “Dũng sĩ diệt Mỹ” trẻ nhất thời ấy, và sau này anh để lại cho hậu thế mấy câu thơ bi tráng thắt ruột, ai đọc cũng rưng rưng: “Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/ Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm”.

Anh là người đầu tiên đã dùng những đồng nhuận bút ít ỏi của mình, mua hết tất cả hoa ở chợ Quảng Trị rồi thả xuống sông Thạch Hãn để viếng đồng đội mình đã mãi mãi nằm lại ở đáy sông. Giờ việc này đã trở thành phổ biến trên cả nước. Tháng 7 trở thành tháng của hoa, của hương, và của nước mắt, của xúc động biết ơn, của những tấm lòng tri ân, của biết ơn và tưởng nhớ...

Phút giây tưởng nhớ

Đất nước trận mạc, chiến tranh phủ tới từng nóc nhà, khoảnh sân, số phận từng con người gắn chặt với số phận dân tộc. Những người mẹ cụ thể trở thành biểu tượng của Tổ quốc, bởi họ sinh ra những anh hùng liệt sĩ, sinh ra những thiên thần đỡ đạn cho Tổ quốc, và cũng chính những thiên thần ấy, làm nên ý nghĩa của những ngày không trận mạc, ý nghĩa của hòa bình, của những ngày chúng ta đang sống hôm nay.

Nên trong từng góc tâm can, từng tích tắc thời gian hôm nay, chúng ta luôn dành một phần cho những điều diệu kỳ đã qua, những điều diệu kỳ làm bằng máu xương, nước mắt và tuổi thanh xuân của biết bao những người mà nếu còn đến bây giờ, chắc chắn họ sẽ là những người ưu tú nhất, những nhân vật vĩ đại nhất, những tên tuổi lừng danh nhất. Nhưng hiện tại, họ lặng lẽ trong một hư vô nào đấy của thời gian, không gian và cả cái góc bàn thờ kia…

Tôi có nhiều bài thơ về tháng này, ngày này, về những gì lịch sử nước nhà phải và đã trải qua, dù là vô thức hay ý thức. Nhiều người bạn thế hệ tôi đã mãi mãi không về, hoặc có về thì là thương binh, thậm chí là thương binh hạng nặng nhất, như Phan Quốc Tự, học cấp 3 cùng tôi, giờ ở tại thôn Phú Điền, xã Triệu Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa. Tôi nhớ, khi là sinh viên, tôi đã đạp xe từ Huế ra Phong Điền thăm Tự khi anh đóng quân ở đấy. Phịa là anh trai Tự, chúng tôi có một ngày và nửa đêm ở với nhau tại nhà khách đơn vị. Nửa đêm, cảnh vệ ra kêu anh về. Chúng tôi biệt nhau cho đến khi tôi biết anh bị thương, là thương binh nặng, có người hưởng lương để nuôi. Và người đã nuôi anh ấy, giờ là vợ anh…

Cũng có cô bạn hàng xóm một thời thuở tôi ở Thanh Hóa, đi thanh niên xung phong, và mãi mãi, bạn ấy đã nằm lại đâu đấy ở những cánh rừng Trường Sơn từng xanh mịt mù kia. Bài thơ của tôi thế này:

“Tháng năm này gió thổi dọc Trường Sơn, tôi lặng lẽ lần qua từng khu rừng lá đổ. Những cây khộp già đăm chiêu trong chiều vắng, gió thổi hoài rát ruột lắm gió ơi.

Ngày chia tay em kẹp tóc mảnh mai, dáng nhỏ thó đưa mắt nhìn rất vội. Vịn thành xe mưa giăng giăng ngõ tối, hương ngọc lan thảng thốt tỏa sau hè. Biền biệt em đi, biền biệt mẹ chờ. Chiều tựa cửa ngóng hoài về phương ấy. Phương ấy ơi, phương ấy là nỗi nhớ, Trường Sơn mờ ngăn ngắt một màu xa.

Những con đường hoàn thành, những đoàn quân đi qua. Trùng trùng quân đi hướng về chiến thắng. Chỉ những cánh rừng là im lặng, chiều mỏng manh bóng con gái nhạt nhòa. Đôi vai mảnh mai kia bao lần làm trụ đỡ cầu phà, bao lần em đứng làm cọc tiêu cho xe qua bến. Mà mưa bom  bão đạn... Tiếng con gái ngọt ngào nâng bước những đoàn quân.

Tôi lật chiều lật cỏ để tìm em, chỉ gặp biết bao điều bình dị. Ngang dọc những cánh  rừng con gái, nào đâu em thức ở phương nào?

Tôi đi nửa giờ xe để đến nơi ngày xưa em qua bằng một đời con gái. Bạt ngàn cao su rưng rưng nhựa trắng, lại gặp những bóng áo xanh một thời trận mạc. Lại gặp những vai tròn con gái, lại những tiếng cười trong trẻo tuổi hai mươi...

Em lẫn vào cây vào đất vào rừng, vào hôm nay khói hương nhòa nước mắt. Anh xin thay em chắp tay dõi về phương bắc, một dáng chiều tựa cửa phơ phơ…”.

Bài thơ này tôi làm ở Đức Cơ năm 1999, nơi ấy có con đường Hồ Chí Minh huyền thoại một thời đi qua. Biết đâu, bạn tôi vẫn còn phía ấy…

Bài: VĂN CÔNG HÙNG - Ảnh: BẢO MINH