【kết quả bóng đá 88】Doanh nghiệp cần vốn nhưng không dám vay

Hợp tác giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn trên nền tảng số
Tìm cách "thông đường" cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn
Doanh nghiệp cần vốn nhưng không dám vay
Phó thống đốc NHNN Đào Minh Tú phát biểu tại toạ đàm. Ảnh: N.H

Đó là thông tin được nhiều doanh nghiệp chia sẻ tại toạ đàm “Khơi thông dòng vốn vào sản xuất kinh doanh” do báo Tuổi trẻ tổ chức ngày 30/3.

Cụ thể, ông Nguyễn Ngọc Hoà, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TPHCM (HUBA) cho biết, trong quý 1/2023, các ngành sản xuất, xuất khẩu chủ lực của TPHCM đều bị sụt giảm. Kết quả khảo sát của HUBA cho thấy, tăng trưởng của ngành dệt may giảm tới 30%, thuỷ sản giảm 30%, gỗ giảm 40%, bất động sản đóng băng khiến các ngành sắt thép, xây dựng, xi măng… cũng đóng băng gần như 90%. Trước tình hình khó khăn, đơn hàng xuất khẩu giảm, có 17,6% doanh nghiệp đã phải cắt giảm lao động.

“Bối cảnh đó khiến nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh gần như không có. Nhưng doanh nghiệp có nhu cầu vốn rất lớn để cầm cự trong giai đoạn hiện nay” – ông Hoà cho biết.

Ông Lê Mai Hữu Lâm, Tổng giám đốc Công ty CP sản xuất thiết bị điện công nghiệp Cát Vạn Lợi cho biết, kể từ khi lãi suất bắt đầu tăng cao, công ty Cát Vạn Lợi đã tạm ngưng vay ngân hàng. Bởi trong ngành công nghiệp hỗ trợ, quản lý tốt thì mức lãi ròng cũng chỉ được 6-7%. Do đó, mức lãi suất trên 10% như hiện nay là vượt quá khả năng của doanh nghiệp.

Trong lĩnh vực dệt may, ông Phạm Văn Việt, Phó chủ tịch Hội May – Thêu – Đan TPHCM cho biết nhiều hội viên của hội có nhu cầu vay vốn để đầu tư và tái đầu tư. Bởi nếu ngành dệt may không đầu tư chuyển đổi công nghệ 4.0 thì 2-3 nữa sẽ không còn duy trì được ở Top 3 như hiện nay.

“Hiện các doanh nghiệp nước ngoài đã biết được những khó khăn này của ngành dệt may Việt Nam và đang tìm cách mua lại những doanh nghiệp tiềm năng” – ông Việt cho biết.

Theo đó, các doanh nghiệp kiến nghị ngân hàng có chính sách giãn nợ, cơ cấu lại nợ cho doanh nghiệp và giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Có mặt tại toạ đàm, ông Đào Minh Tú, Phó thống đốc thường trực NHNN, cho biết, hiện nhiều nước trên thế giới vẫn tiếp tục tăng lãi suất, nhưng NHNN Việt Nam lại giảm lãi suất để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Hiện thanh khoản tại hệ thống ngân hàng rất dồi dào và NHNN đang chỉ đạo các ngân hàng thương mại đẩy mạnh tín dụng ra nền kinh tế.

Ông Tú cũng cho biết, sắp tới NHNN sẽ tiếp tục giảm lãi suất thêm một lần nữa. Trên cơ sở đó, ngân hàng thương mại sẽ giảm lãi suất theo năng lực tài chính của từng ngân hàng. Ngân hàng cũng sẽ triển khai giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp, nhưng sẽ tuỳ thuộc từng ngành nghề và có mức độ phù hợp để tránh xảy ra nợ xấu, gây ảnh hưởng đến sự ổn định của hệ thống.

Ông Đào Minh Tú cho biết, trong tuần này, NHNN sẽ công bố triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và cải tạo chung cư cũ. Trong đó, 4 ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước sẽ làm nòng cốt, mỗi ngân hàng 30.000 tỷ và khuyến khích các ngân hàng thương mại cổ phần tham gia với lãi suất thấp hơn 1,5-2% so với lãi suất trung bình đang cho vay của 4 ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước.