Chọn giày thể thao đúng cách là bước đầu tiên để có mùa hè lành mạnh
1. Cần mất nhiều tuần để làm quen với đôi giày
Đôi chân bạn nên cảm thấy thoải mái với đôi giày ngay từ lần đầu tiên thử nó. Nếu bạn phải mất thời gian để làm quen,ệmsailầmvềchọngiàythểnhận định cúp c2 hãy chọn một đôi giày khác.
2. Nên mua giày thể thao có cỡ lớn hơn 1 nửa size so với giầy thường
Điều quan trọng nhất là để khoảng trống cho các ngón chân cử động dễ dàng. Bàn chân có xu hướng mở rộng để giúp cơ thể chống đỡ với những tác dộng từ bên ngoài. Bạn nên chọn giày có khoảng cách từ đầu ngón chân dài nhất đến đầu mũi giầy bằng chiều ngang ngón trỏ (khoảng nửa inch) và bề ngang của giày thì không nên ôm chặt lấy chân. Vì bạn thường dạo phố bằng một đôi giày vừa khít, đừng ngại nếu chọn một đôi giày thể thao size lớn hơn.
3. Nên mua giày thể thao vào buổi sáng
Thời gian mua giày phụ thuộc vào thời gian làm việc của bạn. Bàn chân của bạn có xu hướng mở rộng đến kích cỡ thực vào cuối ngày và sau khi bạn kết thúc công việc. Nếu bạn làm việc vào buổi tối, hãy sắm một đôi giày vào buổi tối. Nếu bạn bắt đầu công việc từ bình minh, hãy lấy cỡ giày chuẩn vào sáng sớm.
4. Cỡ giầy của bạn sẽ không thay đổi trong suốt quãng đời trưởng thành
Bạn càng lớn tuổi, kích cỡ chân sẽ tăng cả về chiều dài và chiều ngang. Tuổi trung niên không chỉ làm tăng kích cỡ vòng hai và vòng ba của bạn đâu.
5. Bạn nên thay giầy sáu tháng một lần
Khi bạn bắt đầu cảm thấy đau nhức khi đi giày và quãng đường đồng hành cùng bạn đã xấp xỉ 500 km là lúc bạn nên thay một đôi mới. Hãy lật đôi giày lên và nhìn vào khoảng giữa các rãnh giày. Nếu bạn nhìn thấy đệm ở đế giày bị bung ra hoặc thậm chí bị chọc qua các rãnh thì đó chính là dấu hiệu đã đến lúc đôi giày của bạn cần được “nghỉ hưu”. Nếu bạn tham gia nhiều hoạt động thể thao và phải chuyển động nhiều, bạn cũng nên cân nhắc xem đầu mũi chân của bạn có thể đẩy lên bao nhiêu và liệu chân bạn có bị tuột khỏi giày hay không.
Nguyễn Huyền
Cách làm cho quần áo không bị hôi khi trời mưa dài ngày