Theốnnợthuếphảicóngânhàngbảolãbóng đá net mobileo báo cáo của Bộ Tài chính tổng kết tình hình thực hiện Luật Quản lý thuế, tỷ trọng nợ thuế trên tổng số thực thu thuế có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2008 là 9,5%, năm 2009 là 7,7%, năm 2010 là 7,3%, năm 2011 là 6,9%. Tỷ trọng nợ thuế hàng hóa XNK trên tổng số thu thuế XNK năm 2008 là 2,81%, năm 2009 là 2,92%, năm 2010 là 2,37%, năm 2011 là 2,44%.
Ngành Thuế đã tổ chức bộ phận quản lý thuế và cưỡng chế nợ thuế từ Trung ương đến địa phương, 62/63 Cục Thuế có Phòng quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.
Ngành Hải quan đã tổ chức bộ máy quản lý nợ thuế từ Tổng cục đến các cục và chi cục hải quan địa phương. Cấp Tổng cục có Phòng Quản lý nợ thuế, cấp Cục, Chi cục có các đội, tổ đôn đốc thu nợ thuế.
Bên cạnh đó, ngành Thuế, Hải quan đã triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm quản lý nợ thuế, giảm thiểu nợ mới phát sinh, xử lý nợ chây ỳ, áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo đúng Luật Quản lý thuế để thu hồi nợ đọng thuế. Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy có nhiều trường hợp DN có số tiền nợ thuế hoặc bị truy thu thuế với số tiền khá lớn. Như trong trường hợp bị phạt từ 1 đến 3 lần tiền thuế dẫn đến vượt quá khả năng DN có thể thanh toán trong một lần.
Quy định hiện hành của Luật Quản lý thuế mức phạt chậm nộp là 0,05%/ngày. Tỷ lệ này tính ra 1 tháng là 1,5% và 1 năm là 18%, tương đương mức lãi suất của ngân hàng. Mức phạt này đã góp phần ngăn ngừa tình trạng chây ỳ, trốn thuế của các DN. |
Để hạn chế các trường hợp bị cưỡng chế thuế, chống thất thu thuế và tạo điều kiện cho DN có thể tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ thuế nên Bộ Tài chính đề nghị cho phép DN được nộp dần số tiền nợ thuế làm nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất định nhưng có tính lãi chậm nộp và phải có bảo lãnh của ngân hàng.
Theo tính toán của Bộ Tài chính, việc cho phép nộp dần tiền thuế một mặt tạo thuận lợi hơn cho DN, nhưng mặt khác vẫn đảm bảo tiền thuế được nộp vào ngân sách Nhà nước.
Qua nghiên cứu, hiện nay các nước cũng thường cho áp dụng cơ chế nộp thuế làm nhiều lần có tính lãi tối đa 12 tháng, trước khi thực hiện việc cưỡng chế thuế để tạo điều kiện cho người nộp thuế chủ động thực hiện giải quyết nợ đọng. Ở Malaysia, lãi nộp chậm là 10% đến 15%/năm; Singapore mức lãi chậm nộp là 5% đến 12%/năm; Trung Quốc, mức lãi chậm nộp cơ bản là 5,35%/năm, chây ỳ quá 1 tháng tăng 1%/tháng.
Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đề nghị bổ sung điều khoản: “Chưa thực hiện biện pháp cưỡng chế thuế đối với trường hợp người nộp thuế được cơ quan quản lý thuế quyết định cho phép nộp dần tiền nợ thuế trong thời hạn không quá 12 tháng kể từ ngày bắt đầu của thời hạn cưỡng chế thuế. Việc nộp dần tiền nợ thuế được xem xét trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế và có bảo lãnh của tổ chức tín dụng. Người nộp thuế phải nộp tiền lãi chậm nộp theo quy định tại khoản 28 Điều 1 Luật này.
Chính phủ quy định chi tiết về điều kiện, thủ tục và thẩm quyền quyết định”.
Báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho rằng, việc bổ sung quy định này phù hợp với thông lệ quốc tế. Quy định yêu cầu DN phải có bảo lãnh của ngân hàng thương mại nếu muốn nộp dần tiền nợ thuế không chỉ tạo điều kiện cho DN mà còn là một biện pháp giúp cơ quan Thuế tránh thất thu thuế, đảm bảo số thu vào ngân sách. Hầu hết các ý kiến tại Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đều nhất trí với phương án này của Bộ Tài chính.
Minh Anh