Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam nhiều cơ hội bứt tốc khi hợp tác “vua cá ngừ” Nhật Bản | |
Thúc đẩy xuất khẩu bưởi,ộtraumábộtnghệxuấtkhẩusangNhậtEUgiácaogấplầnnộiđịleague 1 pháp nhập khẩu nho với Nhật Bản | |
Thúc đẩy mạnh để Nhật Bản cấp phép nhập khẩu nhãn tươi Việt Nam trong 2022 |
Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn phát biểu tại buổi gặp mặt. Ảnh: Phạm Hưng - Viết Niệm |
Phát biểu tại buổi gặp mặt của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam với “Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2021” chiều nay 1/12/2021, ông Trần Văn Tân, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, chủ một doanh nghiệp chuyên xuất khẩu rau quả có trụ sở tại huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá cho biết, từ năm 2016, doanh nghiệp đã đầu tư nông nghiệp công nghệ cao.
Đồng thời, doanh nghiệp này liên kết với 2 tập đoàn lớn của Nhật Bản để chuyển giao công nghệ, từ nhà kính tới quy trình kỹ thuật đều chuyển giao 100%. Hiện nay, doanh nghiệp chuyên trồng dưa lưới, hơn 30 loại rau khác nhau… chủ yếu phục vụ xuất khẩu.
Một trong những sản phẩm xuất khẩu đáng chú ý của doanh nghiệp này là rau má cả dạng tươi và bột rau má. “Bột rau má bán lẻ trong nước có giá 1,9-2,2 triệu đồng/kg nhưng xuất khẩu sang Nhật Bản giá lên tới 6 triệu đồng/kg”, ông Trần Văn Tân nói.
Mới đây, doanh nghiệp này đã làm việc, xây dựng chương trình phối hợp với Hội Nông dân Thanh Hoá để chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả sang trồng giống rau má bản địa.
“Cách đây vài ngày, UBND tỉnh Thanh Hoá đã giao cho doanh nghiệp nghiên cứu, bảo tồn giống rau má bản địa. Đến nay, công ty đã triển khai với nông dân được 100 ha, dự kiến đến năm 2025 diện tích trồng rau má lên khoảng 300-350 ha. Có khá nhiều thị trường tiêu thụ mặt hàng này, trong đó điển hình có đối tác Ấn Độ đã đặt mua 3.000-3.500 tấn rau má tươi/năm”, ông Trần Văn Tân cho biết.
Chia sẻ câu chuyện của doanh nghiệp mình trong sản xuất, xuất khẩu sản phẩm nghệ trong bối cảnh dịch Covid-19, ông Hoàng Quang Đông, Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Minh Châu (Hưng Yên) cho biết, thị trường xuất khẩu chính của doanh nghiệp là Nhật Bản, EU .Trước khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) có hiệu lực, hàng của công ty đã có thể xuất khẩu vào các siêu thị tại EU.
“Với thị trường Nhật Bản, doanh nghiệp xuất khẩu bột nghệ khoảng gần 100 tấn/năm. Sản phẩm nghệ truyền thống xuất khẩu sang EU khoảng 100 tấn/tháng”, ông Đông nói.
Lãnh đạo Công ty TNHH Hoàng Minh Châu đặc biệt bày tỏ lo ngại về vấn đề cước tàu biển đắt đỏ và thiếu container rỗng,bđồng thời hy vọng các ngành chức năng, đặc biệt là Bộ NN&PTNT, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam sẽ có những giải pháp căn cơ để hỗ trợ doanh nghiệp, bà con nông dân tháo gỡ khó khăn trong thời gian tới.
Bên cạnh các mặt hàng nông sản, câu chuyện chăn nuôi gà vẫn đảm bảo lợi nhuận trong bối cảnh giá sản phẩm chăn nuôi xuống thấp thời gian qua của Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao Long Thành Phát (Đồng Nai) cũng rất đáng chú ý.
Ông Lê Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao Long Thành Phát chia sẻ, Hợp tác xã đang chăn nuôi gà trắng trong chuỗi liên kết với 1 doanh nghiệp FDI. Hợp tác xã cũng cấp sản phẩm cho doanh nghiệp này mà không xuất khẩu trực tiếp.
Toàn cảnh buổi gặp mặt. Ảnh: Phạm Hưng - Việt Niệm |
Hợp tác xã ra đời vào năm 2017, thời điểm đó gia đình ông Quyết chăn nuôi khoảng 400.000 con gà. Đến nay, gia đình ông chăn nuôi tổng đàn 800.000 con và cả Hợp tác xã tổng đàn là 1,6 triệu con.
Dịch Covid-19 gây ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của Hợp tác xã. Khi không có dịch, Hợp tác xã chăn nuôi được 5-5,5 lứa/năm, song hiện nay chỉ nuôi được 3-3,5 lứa/năm. Tuy nhiên, nhờ nuôi theo chuỗi liên kết nên giá bán ra không ảnh hưởng. Thời gian qua, trong khi giá gà trên thị trường xuống 6.000-7.000 đồng/kg, Hợp tác xã vẫn bán được cho công ty đối tác với giá 25.000-28.000 đồng/kg.
“Hợp tác xã có 17 thành viên chính thức trực tiếp tham gia sản xuất, 7 thành viên liên kết. Hiện nay, khá nhiều doanh nghiệp đang muốn liên kết với Hợp tác xã. Điều quan trọng để có thể vượt qua khó khăn đó là phải có chất lượng sản phẩm đồng đều, cung ứng ổn định số lượng. Sản phẩm không tồn dư kháng sinh, đủ điều kiện xuất khẩu…”, ông Lê Văn Quyết nhấn mạnh.
Ông Lương Quốc Đoàn, Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam nhận định, dịch Covid-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng, giá vật tư nông nghiệp tăng cao là những thách thức mà nông dân đang phải đối mặt.
Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới, liên kết nông dân để cùng phát triển là rất quan trọng. Xây dựng chuỗi sản phẩm hàng hóa chỉ thành công khi hình thành được các hình thức liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân; hợp tác xã với nông dân; nông dân với nông dân.
“Thời gian tới, mong muốn các nông dân xuất sắc sẽ là động lực tham gia tích cực cùng với Hội Nông dân các cấp thúc đẩy mạnh mẽ người nông dân thay đổi tư duy, thay đổi cách nghĩ, cách làm để Việt Nam có những sản phẩm hàng hóa đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường trong nước và xuất khẩu”, ông Lương Quốc Đoàn nói.