【bd tl tbn】Lạm phát hạ nhiệt, chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 giảm 0,34% so với tháng trước
FAO: Chỉ số giá lương thực thế giới giảm 19% trong tháng 2/2023 Kiểm soát lạm phát theo mục tiêu,ạmpháthạnhiệtchỉsốgiátiêudùngthánggiảmsovớithángtrướbd tl tbn CPI mỗi tháng còn dư địa tăng 0,52% Chỉ số giá lương thực toàn cầu giảm tháng thứ 12 liên tiếp |
Nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ giảm giá trong tháng 4
Theo báo cáo mới công bố của Tổng cục Thống kê, so với tháng trước, CPI tháng 4/2023 giảm 0,34%, trong đó khu vực thành thị giảm 0,41%, khu vực nông thôn giảm 0,27%. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 7 nhóm hàng giảm giá so với tháng trước; 4 nhóm hàng tăng giá.
7 nhóm hàng hóa giảm giá là: giáo dục (-1,3%); nhà ở và vật liệu xây dựng (-0,83%); văn hóa, giải trí và du lịch (-0,45%); hàng ăn và dịch vụ ăn uống (-0,38%); bưu chính viễn thông (-0,14%); may mặc, mũ nón và giày dép (-0,08%); thiết bị và đồ dùng gia đình (-0,08%);
4 nhóm hàng hóa tăng giá là: giao thông (+0,43%); hàng hóa và dịch vụ khác (+0,35%); đồ uống và thuốc lá (+0,12%); thuốc và dịch vụ y tế (+0,02%).
Về giá vàng, chỉ số giá vàng trong nước tháng 4/2023 tăng 2,04% so với tháng trước; tăng 2,92% so với tháng 12/2022; giảm 1,09% so với cùng kỳ năm trước; bình quân 4 tháng đầu năm 2023 tăng 0,66%.
Trên thế giới, đồng đô la Mỹ giảm giá do ảnh hưởng bởi các yếu tố của thị trường tài chính và kinh tế, các nhà đầu tư đang quan tâm đặc biệt đến chính sách tiền tệ của FED và tâm lý thị trường. Tính đến ngày 25/4/2023, chỉ số đô la Mỹ trên thị trường quốc tế đạt mức 101,49 điểm, giảm 2,35% so với tháng trước. Trong nước, giá đô la Mỹ bình quân trên thị trường tự do quanh mức 23.649 VND/USD. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 4/2023 giảm 0,89% so với tháng trước; giảm 2,26% so với tháng 12/2022; tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước; bình quân 4 tháng đầu năm 2023 tăng 3,21%. |
Nhìn chung giá trong nước biến động cùng chiều với giá vàng thế giới. Tính đến ngày 25/4/2023, bình quân giá vàng thế giới ở mức 2.004,16 USD/ounce, tăng 5,35% so với tháng 3/2023 do căng thẳng địa chính trị gia tăng khiến nhu cầu vàng dự trữ tại các các ngân hàng tăng.
Nếu so với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 4/2023 tăng 2,81%. So với tháng 12/2022, CPI tháng 4 tăng 0,39%, trong đó có 8 nhóm hàng tăng giá và 3 nhóm giảm giá. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 4 tháng đầu năm 2023 tăng 3,84% so với cùng kỳ năm 2022.
Theo Tổng cục Thống kê, các yếu tố làm tăng CPI trong 4 tháng đầu năm 2023 là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 6,67% so với cùng kỳ năm trước, do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào và giá thuê nhà ở tăng cao.
Chỉ số giá nhóm văn hóa, giải trí và du lịch cũng tăng 4,42% do dịch Covid-19 được kiểm soát, nhu cầu giải trí và du lịch của người dân tăng cao. Chỉ số giá nhóm giáo dục bình quân 4 tháng đầu năm 2023 tăng 9,08% so với cùng kỳ năm trước do một số địa phương đã tăng học phí trở lại sau khi đã miễn, giảm học phí trong năm học 2021-2022. Giá các mặt hàng thực phẩm tăng 4,02% chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán tăng. Cùng với đó, giá điện sinh hoạt tăng 2,39%, giá gạo trong nước tăng 2,32%...
Ở chiều ngược lại, các yếu tố làm giảm CPI trong 4 tháng đầu năm 2023 là giá xăng dầu trong nước bình quân 4 tháng giảm 12,22% so với cùng kỳ năm trước theo biến động của giá thế giới. Giá gas trong nước giảm 6,73%; chỉ số giá nhóm bưu chính, viễn thông giảm 0,28%.
Lạm phát cả năm dự báo khoảng 4 - 4,5%
Bình luận về tình hình lạm phát những tháng đầu năm, TS. Cấn Văn Lực cho rằng lạm phát hạ nhiệt, được kiểm soát ở mức phù hợp là một điểm sáng trong bức tranh kinh tế đầu năm. CPI bình quân 4 tháng tăng 3,84%, giảm từ mức tăng 4,18% bình quân 3 tháng và 4,6% bình quân 2 tháng đầu năm. Lạm phát cơ bản bình quân 4 tháng tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2022, cũng đã hạ nhiệt so với mức tăng bình quân 3 tháng (5,01 %) và 2 tháng (5,08%). Lạm phát đã qua đỉnh và tiếp tục hạ nhiệt cho thấy các biện pháp kiểm soát đã dần phát huy tác dụng cùng với đà giảm giá và lạm phát của thế giới.
Tuy nhiên, từ nay đến cuối năm, áp lực lạm phát vẫn còn do cả yếu tố cầu kéo (lực cầu tiêu dùng khá cao, cung tiền và vòng quay tiền cải thiện hơn năm trước) và chi phí đẩy (giá dầu và giá hàng hóa, dịch vụ thế giới còn ở mức cao, nhất là khi Trung Quốc mở cửa trở lại làm tăng lực cầu).
Dự báo lạm phát cả năm, TS. Cấn Văn Lực và nhóm chuyên gia Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV cho rằng, lạm phát cả năm 2023 ước tăng khoảng 4 - 4,5% nhờ tác động cộng hưởng của các yếu tố tích cực cho kiềm chế lạm phát như giá cả và lạm phát toàn cầu đang hạ nhiệt, tỷ giá ổn định, lãi suất tiếp tục giảm, lực cầu còn yếu và các biện pháp kiểm soát lạm phát phối hợp đồng bộ, hiệu quả hơn.
Theo GS.TS Tô Trung Thành và nhóm nghiên cứu trường Đại học Kinh tế quốc dân, có một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến làm gia tăng lạm phát của Việt Nam trong năm 2023. Về phía cầu là xu hướng phục hồi hoạt động trong các ngành du lịch với việc đón thêm lượng khách nước ngoài làm tăng nhu cầu tiêu dùng trong nước; tăng mức lương cơ sở kể từ ngày 1/7/2023. Về phía cung là tỷ giá tăng cao làm tăng giá nhiên liệu, nguyên vật liệu nhập khẩu; giá điện dự kiến sẽ tăng trong nửa cuối năm 2023; mặt bằng lãi suất cao làm tăng chi phí vốn của các doanh nghiệp.
Lạm phát cơ bản tháng 4/2023 tăng 0,13% so với tháng trước, tăng 4,56% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 4 tháng đầu năm 2023, lạm phát cơ bản tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2022, cao hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3,84%). Tổng cục Thống kê cho rằng, nguyên nhân chủ yếu do bình quân giá xăng dầu trong nước 4 tháng đầu năm 2023 giảm 12,22% so với cùng kỳ năm trước, giá gas giảm 6,73% cũng là yếu tố kiềm chế tốc độ tăng của CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản. |