Súng phóng lựu RPG-29 Vampir ‘Ma cà rồng’,ựcsúngMacàrồngkhiếnxetăngMỹtạiIraqkhiếpđảkqbd livescore được công ty quốc phòng Bazalt của Liên Xô thiết kế và phát triển trong những năm cuối thập niên 1980.
Khẩu RPG-29 được đặt trên giá đỡ. Ảnh: Military Todays |
Các tài liệu quân sự Nga cho biết, RPG-29 là loại súng phóng lựu không giật có chiều dài lúc tác chiến là 1,85m, và chiều dài khi được rút gọn để hành quân là 1m. Súng có trọng lượng 18,8kg, trong đó tên lửa nặng 11,5kg.
Một binh sĩ vác theo khẩu RPG-29. Ảnh: Military Todays |
Theo trang Military Todays, RPG-29 sử dụng đạn cỡ 105mm, với hai loại đạn riêng biệt dùng để chống xe tăng và chống bộ binh. Với loại đạn TBG-29V nổ theo nguyên lý nhiệt áp, xạ thủ có thể gây sát thương cho binh sĩ đối phương đang trú ẩn trong lô cốt hoặc hầm ngầm.
Để đối phó với các loại xe tăng hiện đại được trang bị giáp phản ứng nổ (ERA), các nhà chế tạo vũ khí Nga đã tạo ra đạn PG-29V nổ lại (Tandem), tức sau khi liều thứ nhất ở đầu PG-29V phát nổ khiến giáp ERA lắp trên xe tăng tại chỗ đó mất tác dụng phòng vệ thì liều nổ thứ hai của đạn sẽ bắn vào phần giáp xe tăng không còn được che chắn, và khiến cho xe tăng đối phương hư hại nặng.
RPG-29 cùng 2 loại đạn TBG-29V và PG-29V. Ảnh: Modern Firearms |
Trang Military Todays cho biết, xe tăng M1 Abrams của Mỹ trong cuộc chiến tại Iraq từng ‘nếm mùi đau khổ’ từ RPG-29, khi bị loại vũ khí chống tăng này bắn cháy. Cụ thể, đạn PG-29V của RPG-29 đã bắn trúng mặt bên tháp pháo của một xe tăng M1 tại thủ đô Baghdad của Iraq vào ngày 5/9/2007, khiến 2 lính tăng thiệt mạng và 1 bị thương.
Thậm chí trong bài báo “Big guns for Iraq? Not so fast” đăng trên Thời báo New York hồi tháng 10/2013, giới chức quân sự Mỹ tiết lộ RPG-29 là mối đe dọa lớn, tới nỗi họ buộc phải từ chối thương vụ bán xe tăng chiến đấu M1 Abrams cho quân đội Iraq.
Video: Syria Daily News
Tuấn Trần
Vũ khí mới của Nga có thể là 'sát thủ' đối với xe tăng phương Tây
Tổ hợp vũ khí chống tăng triển vọng của Nga mang tên Hermes có thể trở thành sát thủ đối với xe tăng phương Tây. Ý kiến này đã được nhà báo người Mỹ Peter Suciu trình bày trong một bài báo đăng trên The National Interest.