【thứ hạng của aek larnaca】Ngành Tài chính quyết liệt chống thất thu thuế đối với thương mại điện tử
Nghiên cứu,ànhTàichínhquyếtliệtchốngthấtthuthuếđốivớithươngmạiđiệntửthứ hạng của aek larnaca hoàn thiện chính sách thuế đối với hàng nhập khẩu qua thương mại điện tử Thương mại điện tử bùng nổ, đòi hỏi chuyển đổi số “mắt xích” logistics Các sàn thương mại điện tử nộp thuế thay cho người kinh doanh giúp giảm đầu mối kê khai thuế |
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu tại phiên chất vấn chiều 4/6. |
Theo đại biểu Nguyễn Minh Hoàng (Đoàn TPHCM), thương mại điện tử đang thúc đẩy nền kinh tế số của quốc gia chúng ta, tuy nhiên hoạt động thương mại điện tử trong thời gian qua đã và đang bị các đối tượng lợi dụng để kinh doanh, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, lợi dụng cả thương mại điện tử để lừa đảo và chiếm đoạt tài sản.
Các hành vi vi phạm này ngày càng tinh vi và khó lường cả về quy mô lẫn địa bàn hoạt động, nhất là đối với các thành phố lớn như TPHCM và Hà Nội, đặc biệt là hoạt động thương mại điện tử trên mạng xã hội hiện nay rất phức tạp.
Theo đó, đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết sẽ triển khai những giải pháp nào trong thời gian tới để hạn chế và ngăn chặn những hoạt động vi phạm của thương mại điện tử và hành vi vi phạm của nhóm đối tượng này nhằm hướng tới phát triển thương mại điện tử lành mạnh và bảo vệ được quyền lợi của người tiêu dùng. Cùng với đó, việc triển khai thu thuế trên lĩnh vực thương mại điện tử trên mạng xã hội sẽ được thực hiện như thế nào?
Tại phiên chất vấn, đại biểu Đỗ Chí Nghĩa (Đoàn Phú Yên) cho biết, việc livestream bán hàng trên một số mạng xã hội ví dụ như tiktok và doanh thu 1 ngày có thể lên đến hàng trăm tỷ đồng, đây là con số rất lớn.
Bên cạnh lo ngại về vấn đề quản lý được chất lượng, bảo đảm được quyền lợi của khách hàng, đại biểu Đỗ Chí Nghĩa nhấn mạnh, việc quản lý các sàn thương mại điện sẽ dễ dàng hơn đối với sàn thương mại điện tử có định danh, có đăng ký, nhưng hiện nay livestream của các cá nhân bán hàng mới là vấn đề đáng lo.
Các livestream cá nhân có doanh thu lên đến hàng trăm tỷ đồng/1 ngày hoặc 1 lần livestream, đây là vấn đề rất lớn chứ không phải vấn đề nhỏ mang tính cá nhân.
Đại biểu cho rằng, giải pháp quản lý vấn đề này nếu không đi đúng hướng thì cơ quan quản lý sẽ hết sức vất vả và luôn luôn đuổi theo như một ma trận, rất khó khăn, trong khi quyền lợi người tiêu dùng có thể bị ảnh hưởng và cơ quan thuế thì thất thu.
Giải trình, làm rõ một số ý kiến đại biểu Quốc hội nêu, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế, bảo đảm an ninh tiền tệ, Bộ Tài chính đã chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện thu thuế đối với thương mại điện tử.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người nộp thuế, thực hiện Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài để triển khai thu thuế đối với lĩnh vực này.
Về công tác phối hợp trong quản lý thuế đối với thương mại điện tử, Bộ trưởng cho biết, Bộ Tài chính đã chủ trì phối hợp một cách quyết liệt với các bộ, ngành như: Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công an triển khai thu thuế với thương mại điện tử.
Theo đó, Bộ Tài chính đã thực hiện kết nối với dữ liệu dân cư của Bộ Công an đạt 71,37% với 663.157 lượt kết nối; chia sẻ với Bộ Công Thương 929 sàn thương mại điện tử, kiểm tra đối chiếu 361 sàn thương mại điện tử để thực hiện kết nối và quản lý công tác thu thuế; Ngân hàng Nhà nước đã cung cấp 144 triệu tài khoản, trong đó khoảng 10 triệu tài khoản của tổ chức, còn lại 134 triệu tài khoản cá nhân...
Kết quả đạt được cho thấy, năm 2022, thu thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử đạt 83 nghìn tỷ đồng; năm 2023 đã thu được 97 nghìn tỷ đồng; 5 tháng đầu năm 2024, thu được 50 ngàn tỷ đồng.
Đến nay, đã có 96 nhà cung cấp nước ngoài như: Youtube, Google, Facebook, Microsoft… đã đăng ký, kê khai nộp thuế khoảng 15,6 nghìn tỷ đồng.
Bộ trưởng cho biết, trong thời gian tới, ngành Tài chính sẽ đẩy mạnh thực hiện đồng bộ các giải pháp thu thuế với giao dịch trên sàn thương mại điện tử nói riêng cũng như đối với giao dịch trên môi trường điện tử nói chung.
Hai địa phương sẽ tập trung triển khai các giải pháp là Hà Nội và TPHCM. Bộ Tài chính đã có công văn gửi các địa phương hỗ trợ thu thuế trên sàn thương mại điện tử và cơ quan thuế đang tập trung thực hiện công tác này nhằm đảm bảo công bằng trong thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế với Nhà nước.