Empire777

Thép không gỉ cán nguội thuộc phạm vi áp dụng biện pháp chống bán phá giáTiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà ibongda nhận định

【ibongda nhận định】Bộ Công Thương nói gì về nghi vấn thị trường thép không gỉ cán nguội độc quyền?

bo cong thuong noi gi ve nghi van thi truong thep khong gi can nguoi doc quyenThép không gỉ cán nguội thuộc phạm vi áp dụng biện pháp chống bán phá giá
bo cong thuong noi gi ve nghi van thi truong thep khong gi can nguoi doc quyenTiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát thuế với mặt hàng thép không gỉ cán nguội
bo cong thuong noi gi ve nghi van thi truong thep khong gi can nguoi doc quyenÁp thuế chống bán phá giá thép không gỉ cán nguội thế nào?
bo cong thuong noi gi ve nghi van thi truong thep khong gi can nguoi doc quyen
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Không có cơ sở nói độc quyền

Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ làm rõ thông tin phản ánh về thị trường thép không gỉ cán nguội.

Trước đó, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản gửi Bộ Công Thương về việc làm rõ về thông tin thị trường thép không gỉ cán nguội tại Việt Nam đang có dấu hiệu độc quyền, bị thao túng về giá, chất lượng với nguyên nhân là do Bộ Công Thương áp thuế chống bán phá giá một số sản phẩm thép cán nguội không gỉ từ năm 2014.

Văn bản của Bộ Công Thương nêu rõ: Về việc áp thuế, năm 2013 Bộ Công Thương nhận được hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá của ngành sản xuất trong nước với thép không gỉ nhập khẩu từ Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Đài Loan. Bộ Công Thương đã tiến hành thẩm định hồ sơ, điều tra và thẩm tra tại chỗ đối với các thông tin và cho thấy có hành vi bán phá giá gây thiệt hại cho sản xuất trong nước.

Kết luận điều tra bản công khai đã được Bộ Công Thương gửi đến tất cả các bên liên quan nhằm đảm bảo tính minh bạch.

Về thông tin áp thuế chống bán phá giá tạo ra độc quyền, Bộ Công Thương viện dẫn: Theo Hiệp hội thép Việt Nam, hiện nay có 10 doanh nghiệp sản xuất thép không gỉ cán nguội dạng cuộn/tấm, trong đó chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội bộ như để sản xuất ống thép, bình đựng nước,... mà không bán ra thị trường hoặc chỉ bán với số lượng rất ít. Sản lượng năm 2018 của Công ty TNHH Posco VST là 207.000 tấn, chiếm 50% tổng sản lượng của ngành.

Trong thời gian tới, năng lực sản xuất thép không gỉ trong nước sẽ tăng thêm khoảng 400.000 - 500.000 tấn/năm bởi các nhà máy thép không gỉ mới như Nguyễn Minh (200.000 tấn/năm) hay như Việt Quang…

Về tình hình nhập khẩu kể từ khi áp thuế chống bán phá giá, Bộ Công Thương thống kê có sự tăng mạnh từ năm 2013. Vào tháng 5/2016, khi rà soát mức thuế chống bán phá giá tăng lên, lượng nhập khẩu giảm nhưng vẫn ở mức cao hơn so với giai đoạn trước khi áp thuế chống bán phá giá. Như vậy, tổng lượng nhập khẩu thép không gỉ cán nguội từ tất cả các nguồn sau khi có biện pháp chống bán phá giá vẫn tăng so với giai đoạn trước khi áp thuế.

Cụ thể, từ 1/7/2017 tới 30/6/2018, nhập khẩu thép không gỉ vẫn chiếm tới 57,2% tổng tiêu thụ trong nước, sản xuất trong nước chỉ chiếm khoảng 42,8% tiêu thụ.

"Sản lượng của doanh nghiệp lớn nhất chỉ chiếm 50% sản lượng trong nước thì không có cơ sở để nhận định ngành sản xuất trong nước hay một doanh nghiệp sản xuất nào độc quyền về nhóm sản phẩm này", Bộ Công Thương khẳng định.

Thị phần của Posco không biến động quá lớn

Theo Bộ Công Thương: Riêng với sản phẩm thép không gỉ khổ rộng, Việt Nam vẫn đang nhập khẩu chiếm tỷ lệ 25% tổng nhập khẩu thép không gỉ cán nguội vào Việt Nam năm 2018. Về giá, sau khi áp thuế, giá giữa hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước đã thu hẹp lại. Giá bán Posco luôn cao hơn so với giá của các nhà sản xuất khác do ở phân khúc chất lượng cao.

Nếu không có biện pháp chống bán phá giá, hàng nhập khẩu gia tăng ồ ạt vào Việt Nam thì ngành sản xuất trong nước khó có thể tồn tại và phát triển.

Thị trường thép không gỉ trước đây chỉ có Posco và một số công ty nhỏ khác nay đã có sự tham gia của doanh nghiệp trong nước. Sự phục hồi của ngành thép không gỉ đã thu hút đầu tư của các doanh nghiệp vào ngành, cạnh tranh lành mạnh.

Trong quá trình điều tra, áp dụng biện pháp, Bộ Công Thương đã cân nhắc, xem xét miễn trừ áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với các sản phẩm thép không gỉ cán nguội làm nguyên liệu đầu vào mà trong nước chưa sản xuất được hoặc chưa đáp ứng nhu cầu nhằm đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng. Nhiều nước trên thế giới cũng đá áp dụng biện pháp thuế chống bán phá giá đối với thép không gỉ từ các nước này.

Riêng về Posco, Bộ Công Thương cho biết thị phần của công ty này không biến động quá lớn kể từ khi áp dụng biện pháp chống bán phá giá được áp dụng. Trong khi đó, thị phần của các nhà sản xuất trong nước khác lại có xu hướng tăng lên rõ rệt. Bên cạnh đó, hàng hoá nhập khẩu sau khi giảm dần từ giai đoạn 2014 - 2015 đến giai đoạn 2016 - 2017 đã tăng lên trong giai đoạn 2017 - 2018.

"Như vậy, không có căn cứ cho rằng việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá của Bộ Công Thương làm tăng vị thế của Posco trên thị trường thép không gỉ cán nguội", Bộ Công Thương nhận định.

Hiện, mức thuế thép không gỉ cán nguội đối với các nhà sản xuất từ Trung Quốc vẫn là 25,35%; riêng nhà sản xuất Shanxi Taigang Stainless Steel Co., Ltd. (STSS) được áp thuế suất 17,47%. Đối với các nhà sản xuất từ Indonesia mức thuế suất giữ nguyên 13,03%; Malaysia là 9,31%; Đài Loan chịu chung thuế suất 13,79%; riêng Yuan Long Stainless Steel Corp chịu thuế suất 37,29%.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap