Từ nguồn vốn tín dụng chính sách,ấtlượngtndụgiải vô địch quốc gia mexico hôm nay nhiều hộ đã xây dựng được mô hình làm ăn hiệu quả nâng cao thu nhập, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh trên 2% mỗi năm.
Hội viên các hội, đoàn thể tập hợp tại điểm giao dịch xã để nhận tiền vay.
Chất lượng tín dụng nâng lên
Đây là một trong những kết quả đạt được của tỉnh từ việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội thực hiện theo Chỉ thị số 40-CT/TW (Chỉ thị 40) của Ban Bí thư Trung ương Đảng. Ông Nguyễn Thanh Triều, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh Hậu Giang, nhận xét: Sau khi Chỉ thị 40 được ban hành và triển khai đã góp phần cho NHCSXH thực hiện tín dụng đạt chất lượng, hiệu quả trong quản lý nguồn vốn và nâng cao nhận thức về vai trò của tín dụng chính sách xã hội. Đến nay, tỉnh đã ban hành nhiều kế hoạch, chương trình hành động, các văn bản có liên quan triển khai thực hiện Chỉ thị 40. Công tác xây dựng và ban hành văn bản thực hiện đúng, đảm bảo chất lượng, thẩm quyền, kịp thời điều chỉnh một số vấn đề phát sinh trong quá trình chỉ đạo, điều hành và quản lý nhà nước. Nhờ đó, giúp cho NHCSXH triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh đến tận hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu vay vốn.
Ông Hoàng Minh Tế, Phó Tổng Giám đốc NHCSXH Việt Nam cũng đánh giá cao quá trình triển khai thực hiện của tỉnh về Chỉ thị 40 của Ban Bí thư Trung ương Đảng được kịp thời đến các cấp, các ngành trong lồng ghép các hoạt động thời gian qua. Chỉ thị 40 đi vào cuộc sống của người dân, sự ra đời của chỉ thị đã tập trung nguồn vốn tín dụng chính sách, đồng thời góp phần tạo việc làm và xây dựng nông thôn mới. Qua thực tiễn, các kênh giảm nghèo được đánh giá cao, tạo điều kiện cho người dân vươn lên trong sản xuất. Kết quả hoạt động tín dụng trên địa bàn Hậu Giang về chất lượng mỗi ngày được nâng lên, đây là sự nỗ lực rất lớn của toàn tỉnh.
Tín dụng chính sách là kênh rất quan trọng, giúp cho nhiều hội viên các tổ chức chính trị - xã hội có nguồn vốn để thoát nghèo và tiếp tục phát triển kinh tế gia đình. Bà Nguyễn Thị Tuyết Loan, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh, cho biết: Đến nay, tổng dư nợ NHCSXH ủy thác cho hội gần 763 tỉ đồng, đứng thứ 2 so với các hội, đoàn thể khác. Tín dụng chính sách là kênh quan trọng để hỗ trợ cho phụ nữ nâng cao cuộc sống. Đặc biệt, từ khi có Chỉ thị số 40 đã nâng dần chất lượng hoạt động tín dụng, nợ quá hạn giảm. Hiện nay, nợ quá hạn của hội thấp hơn so với mặt bằng chung của tỉnh. Cách làm để đạt được kết quả này của hội là nâng cao công tác tuyên truyền, vận động. Ngoài ra, để ngăn ngừa tình trạng tín dụng đen, hội có chỉ đạo các tổ tiết kiệm và vay vốn giám sát thường xuyên và đột xuất nhằm nắm bắt kịp thời nhu cầu vốn để hỗ trợ hội viên. Nhờ đó, nguồn vốn chính sách ngày càng phát huy hiệu quả, hỗ trợ hội viên vượt nghèo, phát triển bền vững.
Còn ông Nguyễn Tiến Danh, Chủ tịch UBND thị xã Long Mỹ, cho biết: Chỉ thị số 40 đã tạo chuyển biến rõ nét về sự chỉ đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, từ đó giúp cho địa phương đạt nhiều kết quả khả quan, giúp nhiều hộ nghèo có điều kiện vươn lên, nhiều hộ dân có nhà cửa khang trang. Mỗi tháng, quý, năm, thị xã đều có uốn nắn trong thực hiện tín dụng chính sách, nhờ chỉ đạo triệt để đã làm thay đổi sâu sắc về nguồn vốn tín dụng.
Đôi với huyện Phụng Hiệp, sau khi chia tách rất khó khăn, đặc biệt là hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao nhất so với các địa phương khác của tỉnh. Nhưng nguồn vốn tín dụng chính sách của NHCSXH và ngân sách địa phương ủy thác cho NHCSXH giúp cho hộ nghèo, gia đình chính sách vay vốn làm ăn đã giúp huyện Phụng Hiệp giảm được tỷ lệ hộ nghèo đáng kể.
Ông Hà Văn Còn, ở ấp Phú Thạnh, xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, cho biết: “Nhờ nguồn vốn chính sách đã giúp cho gia đình tôi có điều kiện cải tạo vườn tạp phát triển kinh tế gia đình, cải thiện đời sống. Vốn NHCSXH giúp hộ yếu thế vươn lên, giúp đỡ cho hộ nghèo có cơ hội thoát nghèo. Mong rằng, trong thời gian tới người dân được hỗ trợ nhiều hơn về nguồn vốn, mô hình hay để phát triển kinh tế gia đình”.
Tiếp tục có những giải pháp đồng bộ
Theo bà Hồ Thu Ánh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, hiện nay một số nơi chưa quan tâm sâu sát nên có hộ vay sử dụng vốn không đúng mục đích, không được tập huấn kỹ thuật dẫn đến rủi ro và bỏ đi nơi khác làm ăn. Cho nên, cần sự phối hợp hơn nữa để có giải pháp tích cực giúp hộ vay vốn sử dụng hiệu quả, đồng thời xử lý nợ tốt hơn.
Đối với Hội LHPN tỉnh thì cho rằng hạn chế hiện nay của Hội trong nguồn vốn ủy thác là chất lượng hoạt động một số tổ tiết kiệm và vay vốn không ổn định do năng lực quản lý yếu, thiếu mô hình khả thi, không thực hiện mô hình. Để khắc phục tình trạng này, cần rà soát lại hoạt động các tổ, cần những mô hình làm ăn sinh kế cụ thể, không đại trà làm ảnh hưởng đến nguồn vốn. Đồng thời, tiếp tục tăng cường vận động nhân rộng mô hình phụ nữ xoay vòng làm kinh tế, nhất là mô hình khởi sự kinh doanh. Để tín dụng chính sách ngày càng phát triển tốt, hội yêu cầu nên mở rộng đối tượng cho vay, đề nghị Trung ương ban hành chính sách xử lý rủi ro phù hợp với vùng miền và nâng mức hoa hồng ủy thác cho các hội.
Ông Nguyễn Tiến Danh, Chủ tịch UBND thị xã Long Mỹ, cho biết: Vấn đề khó của thị xã hiện nay là một số hộ làm ăn thua lỗ dẫn đến nợ xấu, nguồn cho vay đối với hộ gia đình chính sách chưa đủ. Nhằm phát huy tín dụng chính sách, thị xã chỉ đạo phòng giao dịch NHCSXH thị xã tham mưu tốt, quan tâm cân đối nguồn vốn chính sách giúp hộ nghèo phát triển kinh tế và bổ sung thêm chương trình tín dụng phát triển kinh tế gia đình.
Trong khi ông Nguyễn Chí Hùng, Chủ tịch UBND huyện Phụng Hiệp, cho rằng: Cơ cấu nguồn vốn cho vay việc làm, mở rộng việc làm chưa tương xứng. Để thực hiện mục tiêu chung đảm bảo an sinh xã hội và khắc phục việc thu hồi nợ vay xuất khẩu lao động, huyện tiếp tục cùng các đoàn thể vận động khách hàng vay trả nợ theo quy định; tiếp tục tập huấn cho hộ vay kỹ thuật nông nghiệp và giới thiệu việc làm cho họ vào doanh nghiệp làm việc. Song song đó, giới thiệu mô hình hay, hỗ trợ vốn vay để giúp hộ làm ăn mang lại hiệu quả. Ngoài ra, để thu hồi nợ xuất khẩu lao động, huyện đề nghị UBND tỉnh chuyển cho vay đào tạo nghề xuất khẩu sang các nước có thu nhập cao và xây dựng cơ chế chính sách, chương trình tài trợ của các tổ chức nước ngoài để chương trình tín dụng cho người nghèo được bao phủ.
Còn theo ông Châu Minh Tiến, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, để tín dụng chính sách đạt chất lượng hơn nữa, ngăn ngừa tín dụng đen thì nên tiếp tục đầu tư mô hình hiệu quả và đơn giản hóa thủ tục vay vốn, đặc biệt là đề nghị Trung ương xem xét hỗ trợ vốn cho vay hộ mới thoát nghèo…
Bài, ảnh: T.XOÀN