TheìnhhìnhBiểnĐôngmớinhấtLãnhđạoĐàiLoantớithămtráiphépđảoBaBìsoi kèo as roma vs udineseo những tin tức mới nhất về tình hình Biển Đônghiện nay, lần đầu tiên trong nhiệm kỳ 8 năm làm lãnh đạo Đài Loan (Trung Quốc), ông Mã Anh Cửu sáng nay 28/1 lên máy bay để tới thăm trái phép đảo Ba Bình, thuộc chủ quyền của Việt Nam. Báo VnExpress dẫn tin từ Focus Taiwan cho hay, ông Mã rời Đài Bắc sáng sớm nay để tới huyện Bình Đông, phía Nam đảo Đài Loan.
Tại đây, ông lên máy bay C-130 tới thăm trái phép đảo Ba Bình trong hành trình dài 1.600 km. Cơ quan phòng vệ Đài Loan cũng đã xác nhận về chuyến đi với Reuters. Được biết ông Mã đi cùng khoảng 20 quan chức, học giả, chuyên gia và không có phóng viên tham gia đoàn. Ông Mã sẽ tổ chức họp báo vào lúc 19h cùng ngày 28/1 (giờ địa phương) tại Đài Bắc, sau khi trở về vào buổi chiều từ đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Biển Đông Việt Nam.
Như vậy, đây là chuyến đi đầu tiên của một lãnh đạo Đài Loan (Trung Quốc) tới dảo Ba Bình kể từ tháng 2/2008, khi người tiền nhiệm của ông Mã là ông Trần Thủy Biển lên đảo. Trước chuyến đi của ông Mã, Reuters dẫn lời ông Trần Duy Hải, chủ nhiệm văn phòng Kinh tế và Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc, hôm qua kiên quyết phản đối hành động. "Nếu ông ấy đi, điều đó sẽ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực", ông Hải nói.
Liên quan đến điều này, Mỹ hôm qua cũng cho rằng chuyến thăm của ông Mã "hoàn toàn vô ích", và không đóng góp cho việc giải quyết hòa bình tranh chấp Biển Đông. Ba Bình là đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đài Loan chiếm giữ phi pháp đảo này và thường xuyên điều lực lượng tuần duyên đến đây.
Mới đây, Đài Loan vừa nâng cấp trái phép cảng biển trị giá 100 triệu USD và xây ngọn hải đăng mới trên đảo Ba Bình. Việt Nam đã nhiều lần phản đối các hành vi xâm phạm chủ quyền từ phía Đài Loan đối với quần đảo Trường Sa, yêu cầu ngừng các hoạt động xây dựng trái phép, không làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông.
Trong một diễn biến khác liên quan đến tình hình Biển Đông hiện nay, Ngoại trưởng Australia Julie Bishop hôm 26/1 nhấn mạnh vụ Philippines kiện Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông sẽ xác định dứt điểm việc liệu các bãi đá nhân tạo có tạo nên quyền lãnh hải hay không, báo Người Lao Động đưa tin theo Inquirer.
Theo đó, bà Bishop khẳng định phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực Liên Hiệp Quốc (PCA) tại Hague trong vụ này sẽ "cực kỳ quan trọng" và được coi như tuyên bố về nguyên tắc quốc tế. Ngoại trưởng Australia cũng nhận định dù Trung Quốc có tuyên bố không liên quan tới phán quyết của PCA (dự kiến được đưa ra trong năm nay) nhưng nó sẽ được tất cả các nước khác có tuyên bố chủ quyền hoặc lợi ích ở Biển Đông chấp nhận và tôn trọng.
“Trong suy nghĩ của tôi, PCA sẽ giải đáp dứt điểm câu hỏi liệu một bãi đá nhân tạo có thể tạo ra chủ quyền với 12 hải lý quanh nó hay không. Cá nhân tôi tin rằng điều đó không phù hợp với luật pháp quốc tế” – bà Bishop nói trong cuộc hội thảo do Trung tâm An ninh Mỹ Mới – một tổ chức nghiên cứu có trụ sở ở Washington.
Được biết Australia vốn không nằm trong số các nước tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, song bà Bishop khẳng định cũng giống như Mỹ, nước này ủng hộ tự do hàng hải và các chuyến bay qua khu vực này. Cùng ngày, phát biểu tại thủ đô Washington DC (Mỹ), Ngoại trưởng Bishop cũng bác bỏ mối quan ngại rằng những căng thẳng leo thang do tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông có thể châm ngòi một cuộc xung đột mới ở châu Á. Bà khẳng định Canberra theo dõi chặt chẽ mọi diễn biến ở châu Á và khu vực Biển Đông.
Thanh Huyền(T/h)
Chân dung các Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII quê hương Nam Định, Thái Bình