Các nhà khoa học đã tìm ra cách cải thiện cho cả hai tình trạng trên,àNộicóthểthulợitừngậplụbóng đá kèo nhà thậm chí còn có thể thu lợi.
Hà Nội có thể thu lợi từ ngập lụt
Những năm gần đây về mùa khô mực nước sông Hồng ở hạ lưu xuống rất thấp. Năm 2009, có những thời điểm mức nước ở chỗ cao nhất chỉ gần 1,6m (mức thấp nhất kể từ năm 1902 - theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn).
Tình trạng này đã gây nhiều tác hại, như: nước mặn xâm nhập sâu, việc lấy nước canh tác gặp nhiều trở ngại; giao thông thủy khó khăn, cảnh quan sông Hồng trở nên “tiêu điều”...
Theo PGS.TS Doãn Tam Hòe, Trường Đại học Xây dựng, có thể khắc phục tình trạng nước sông Hồng cạn kiệt bằng cách khá đơn giản: xây hệ thống đập ở cuối các chi lưu gần cửa biển để điều tiết. “Các loại đập này có thể là dạng đập cao su giúp vận hành dễ dàng và mỗi khi lũ về có thể trả lại dòng chảy tự nhiên một cách dễ dàng”, TS Hòe nói.
Cũng theo TS Hòe, các vị trí cần làm đập điều tiết gồm: gần cửa Ba Lạt, cửa sông Ninh Cơ, cuối sông Đào (sông Vị Hoàng) Nam Định, cửa Trà Lý, cuối sông Luộc và cuối sông Đuống. Như vậy, tổng cộng sẽ có 6 con đập cần làm.
Hà Nội bị ngập lụt thành cơ hội trong nhiều lĩnh vực du lịch, khí tượng, thủy văn. Ảnh minh họa
Tính toán của PGS Hòe cho thấy, với các con đập này vào mùa cạn kiệt nếu đóng cửa xả có thể dâng nước sông Hồng ở Hà Nội lên cao trình 4-5m. Ngoài việc khắc phục các bất lợi trên, việc lấy nước cho nông nghiệp sẽ rất thuận lợi.
“Đương nhiên để đảm bảo điều chế dòng chảy tự nhiên cho các dòng sông sau đập, chúng ta cần tính toán điều tiết dòng thích hợp. Nếu kết hợp hệ thống đập này của ba sông Hồng, Ninh Cơ và Trà Lý với việc xây dựng tuyến cầu đường ven biển thì chi phí tổng thể sẽ giảm đi nhiều. Thêm nữa còn khai thác triệt để hơn nguồn nước ngọt trước khi chúng chảy ra biển”, TS Hòe nói.
Còn về mùa lũ, TS Nguyễn Thu Hạnh, Liên hiệp Khoa học du lịch phát triển bền vững lại có ý tưởng biến thách thức khi Hà Nội bị ngập lụt thành cơ hội.
Theo TS Hạnh, nếu nhìn từ một góc nhìn khác sẽ thấy rất nhiều giá trị tiềm ẩn có được từ các yếu tố thiên nhiên khắc nghiệt để phát triển thành sản phẩm du lịch hấp dẫn và độc đáo.
Bà Hạnh cũng chỉ ra, nhiều năm qua không chỉ Hà Nội mà nhiều thành phố khác đã phải chịu những tổn thất thường xuyên về doanh thu du lịch những ngày mưa, bão. Chính vì thế, TS Hạnh đề xuất ý tưởng quy hoạch các tuyến, điểm du lịch trong những ngày mưa, bão, lụt là vấn đề dầu tiên cần được sự phối hợp nghiên cứu của các nhà khoa học trong nhiều lĩnh vực du lịch, khí tượng thủy văn, môi trường, kiến trúc.
Theo TS Hạnh, hồ Gươm sẽ là điểm du lịch lý tưởng để cảm nhận các giá trị nghệ thuật từ mưa. Cần tổ chức các hoạt động văn hóa trong nhà như: vẽ tranh, ngâm thơ, chơi đàn, và các hoạt động ngoài trời như: chụp ảnh, biểu diễn rối nước.
“Các tuyến du lịch bằng thuyền trong khu vực phố cổ hàng Ngang, hàng Đào trong những ngày lụt cũng sẽ là hoạt động du lịch hấp dẫn cho du khách nước ngoài. Một số loại hình ẩm thực và sản phẩm lưu niệm đặc biệt thích hợp trong những ngày mưa, lụt có thể ưu tiên đầu tư như: khoai nướng, ngô nước, lạc rang”, TS Hạnh đề xuất. Ngoài ra, tại khu vực hồ Tây, với không gian mặt nước và tầm nhìn thoáng rộng, thích hợp cho việc trải nghiệm các cảm xúc đặc biệt từ bão.
Miền Trung sẽ có góc nhìn khác từ mưa lũ
Đối với xứ Huế, mưa là nguồn cảm hứng vô tận của rất nhiều thi nhân, thi ca. Mưa Huế dai dẳng rả rích, dìu dịu, lâm thâm trùm lên cả 4 mùa của xứ sở này.
Với cách nhìn thông thường, mưa Huế là một hiện tượng thiên nhiên rất bất lợi cho việc tổ chức các hoạt động du lịch. Vào mùa mưa - lụt, các hoạt động du lịch tại Huế hầu như bị ngừng trệ vì vậy số lượng khách đến Huế cũng bị suy giảm nghiêm trọng, gây thất thu nhiều cho Du lịch Huế.
Tuy nhiên, nếu nhìn mưa Huế dưới những khía cạnh khác, sẽ thấy rất nhiều giá trị tiềm ẩn mà từ trước đến nay chúng ta vẫn còn chưa khai thác. Nhiều loại hình nghệ thuật có thể trở thành sản phẩm du lịch trong khung cảnh trời mưa ở Huế. Thưởng trà cung đình Huế, chơi và nghe đàn chủ đề mưa, ngắm mưa, thiền mưa, thưởng thức các món ăn Huế ngày mưa, tự làm đồ lưu niệm trong thời gian mưa lụt... Hay như ở Hội An, những ngày lụt ở Hội An có không ít du khách bỏ ra nhiều tiền để thuê thuyền xuôi theo dòng nước, loanh quanh trong phố cổ, chụp hình những mái nhà rêu phong chìm trong biển nước, khám phá đời sống cư dân Hội An mùa nước lũ.
Miền Trung cũng thu lợi từ ngập lụt thưởng thức những loại hình nghệ thuật từ mưa sẽ là một tuyến du lịch đặc thù trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Ảnh minh họa
Được ngắm cảnh quan tổng thể của mái nhà cổ Hội An khi nước lũ dâng cao, đi thuyền tham quan các ngõ ngách quanh co của Hội An, dừng chân ở quán cà phê trên tầng 2 của các ngôi nhà cổ để thưởng thức những loại hình nghệ thuật từ mưa sẽ là một tuyến du lịch đặc thù trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Với nhiều du khách và cả nhiếp ảnh gia, lũ lụt là cơ hội để họ tiếp cận, quan sát và tìm hiểu các giá trị kiến trúc, nghệ thuật của tầng 2, tầng 3 và tầng mái của các ngôi nhà cổ. Bên cạnh đó, các sản phẩm du lịch như xem múa rối nước, đua xe và lội nước trong ngày lụt, thả đèn hoa đăng, bơi thuyền, câu cá... cũng được kỳ vọng sẽ thu hút được đối tượng khách là thanh, thiếu niên thích khám phá, mạo hiểm.
Theo bà Hạnh, thay vì hoảng sợ, cần phải dám đối diện, thay vì chờ đợi, dám mạnh dạn khai thác những yếu tố bất lợi của tự nhiên để biến chúng thành những sản phẩm du lịch đặc biệt, với mong muốn mang lại cho du khách những trải nghiệm mới đầy hào hứng, khơi dậy những cảm xúc sâu thẳm đầy tính nhân văn và ý thức chia sẻ trách nhiệm đối với cộng đồng trong những ngày mưa, bão, lũ. “Doanh thu của du lịch cũng từ đó sẽ được cải thiện lên rất nhiều. Nếu tận dụng được lợi thế này, đồng thời có sản phẩm du lịch thích ứng với diễn biến thời tiết thì doanh thu sẽ rất cao”, bà Hạnh kỳ vọng.
Ưu tiên nguồn vốn cho dự án biến đổi khí hậu
Tại cuộc họp của Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu (BĐKH) với các nhà tài trợ, đối tác phát triển chiều 8/10, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về BĐKH, yêu cầu thời gian tới cần tập trung ưu tiên nguồn lực cho các dự án, điều chỉnh những dự án thiếu hiệu quả.
Theo Bộ KH-ĐT, hiện cả nước có 11/ 62 dự án ứng phó với BĐKH được khởi công. Tuy nhiên, những dự án này luôn trong tình trạng đói vốn do tốc độ cấp vốn quá chậm. Năm 2013 mới cấp được 350 tỉ đồng, năm 2014 cấp được 315 tỉ đồng.
Cả 62 dự án đã được Thủ tướng phê duyệt với tổng vốn đầu tư khoảng 20.000 tỉ đồng (17.000 tỉ đồng ngân sách trung ương và địa phương, 3.000 tỉ đồng huy động từ nguồn khác).
Theo báo Đất Việt
Để có bữa cơm sạch trong ngày mưa lũ