您现在的位置是:Empire777 > Cúp C2

【ty le bd hn】Một nghề cho chín...

Empire7772025-01-10 16:25:04【Cúp C2】7人已围观

简介 Học viên ngành du lịch dịch vụ thực hành pha chếĐại diện Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại mộ ty le bd hn

 Học viên ngành du lịch dịch vụ thực hành pha chế

Đại diện Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại một diễn đàn về đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cho tỉnh nêu quan điểm, phải tập trung vào từng ngành nghề, lĩnh vực cụ thể như: Du lịch, khoa học công nghệ, công nghệ thông tin, công nghiệp, nông nghiệp, y tế... Một khi đào tạo nguồn nhân lực có trọng tâm, trọng điểm sẽ đáp ứng vừa chất lượng, số lượng và thực sự giúp người lao động biết việc, rành kỹ năng.

Trong cơ cấu lao động thuộc các ngành, lĩnh vực, du lịch, dịch vụ, nghề truyền thống vẫn chiếm tỷ trọng lao động lớn. Toàn tỉnh hiện có 88 làng nghề truyền thống, với khoảng 2.600 cơ sở sản xuất. Về lĩnh vực du lịch, thống kê năm 2020 có khoảng 11.000 người (giảm khoảng 7,4 nghìn người so với năm 2019). Dự báo đến năm 2025, ngành du lịch thu hút khoảng 6 triệu lượt khách đến Thừa Thiên Huế; giai đoạn 2026 đến 2030 thu hút khoảng 8 triệu lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế chiếm khoảng 55%, tổng thu du lịch đạt khoảng 20.000 tỷ đồng. Được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh cùng với sự tăng lên về lượng khách, về loại hình dịch vụ du lịch, nên vấn đề phát triển nguồn nhân lực văn hóa, du lịch, dịch vụ, nghề truyền thống là hết sức cần thiết nhằm đón đầu xu hướng, phục hồi và phát triển du lịch địa phương, thu hút khách quốc tế.

Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh, nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực du lịch chiếm khoảng 30,61% tổng số nguồn nhân lực của ngành. Con số này cho thấy lực lượng lao động phổ thông, chưa qua đào tạo và không có chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ lớn. Nhất là nhóm nhân lực trực tiếp cung cấp dịch vụ cho du khách, chưa đáp ứng được về chất lượng, bị hạn chế bởi trình độ ngoại ngữ và chuyên môn nghiệp vụ.

Việc xây dựng chính sách, giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy công tác đào tạo mới, đào tạo lại các kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn là yêu cầu cấp thiết. Cụ thể, ngành du lịch kết hợp với cơ sở đào tạo nghề cùng nhau đổi mới phương thức, chương trình đào tạo để hình thành nên đội ngũ làm du lịch như: Thuyết minh viên, hướng dẫn viên du lịch, nhân viên marketing, lữ hành... Ngoài ra cần đào tạo các kỹ năng cần thiết cho người dân tham gia hoạt động du lịch cộng đồng, nghiệp đoàn xích lô, taxi, tiểu thương, làng nghề... để phục vụ cho các loại hình sản phẩm, dịch vụ du lịch đang phổ biến hiện nay.

Từng loại hình nhân lực được đào tạo sẽ đáp ứng phục vụ cho từng loại hình sản phẩm du lịch đang thịnh hành như: Du lịch di sản văn hóa, du lịch cộng đồng gắn với sinh thái và nông nghiệp, du lịch tâm linh, du lịch golf, du lịch chăm sóc sức khỏe, du lịch nghỉ dưỡng gắn với môi trường sinh thái, du lịch khám phá check-in... Hướng đến tính chuyên nghiệp, chất lượng cao, đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ chuyên ngành du lịch đòi hỏi phải được đào tạo bài bản, có chất lượng. Đồng thời cần thu hút nhân lực nước ngoài, nguồn lao động ngoài khu vực công để làm "đa hệ" nguồn nhân lực cho không chỉ riêng ngành du lịch mà kể cả các ngành khác cùng "thừa hưởng".

Để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng theo yêu cầu, đặc biệt cần có sự liên kết hợp tác giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp để tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và nhu cầu thực tế phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Các nhà chuyên môn cũng gợi mở ba hướng tiếp cận trong phát triển nguồn nhân lực trong các lĩnh vực nói chung mà Thừa Thiên Huế cần tập trung là: phát triển nguồn nhân lực hiện đang có (đào tạo lại); phát triển nguồn nhân lực chính bản thân tổ chức, doanh nghiệp cần bổ sung, tìm kiếm; phát triển nguồn nhân lực cho thị trường lao động.

很赞哦!(758)