1. Bạn đọc Đỗ Thành Nhân gửi email ngày 8/5/2019 nêu ý kiến về cách tính giá điện của Bộ Công thương. TheồiâmđơnthưBạnđọcđầuthánhà cái zbeto phân tích của BĐ Thành Nhân, “Điện là mặt hàng do nhà nước quyết định giá và công bố trước cho người sử dụng điện. Căn cứ pháp lý để EVN tăng giá điện là thực hiện theo Quyết định số 468/QĐ-BCT ngày 20/03/2019 của Bộ Công thương. Bộ Công thương bắt đầu làm việc từ 8 giờ sáng; có nghĩa là trước 8 giờ người mua hàng (sử dụng điện) vẫn theo giá điện cũ. Tuy nhiên văn bản có hiệu lực cũng trong ngày 20/03/2019, nên EVN tính tiền điện giá mới từ 0 giờ ngày 20/03/2019, có nghĩa là người sử dụng đã dùng điện 7 giờ theo giá cũ, nhưng EVN thu tiền theo giá mới. Tính trên cả nước thì số tiền chênh lệch này không hề nhỏ”. Xin chuyển ý kiến của BĐ Đỗ Thành Nhân đến Bộ Công thương và các cơ quan chức năng có thẩm quyền đề nghị xem xét.
Chủ nhiệm UB Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh đề nghị Chính phủ đánh giá, báo cáo đầy đủ về cơ sở của việc tăng giá bán xăng, điện (Ảnh Báo VietNamNet) |
2. Bạn đọc Đỗ Văn Nhân ở 211 Trần Hưng Đạo, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum gửi email ngày 3/5/2019 nêu ý kiến: Hiện nay, tình trạng lái xe sử dụng rượu, bia tham gia giao thông nhưng chưa có giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn hiệu quả. Việc đo nồng độ cồn và xử lý vi phạm của lái xe là không xuể, do đó chưa có tác dụng ngăn ngừa, răn đe và thay đổi ý thức của lái xe. Vì vậy, cần bổ sung quy định phạt lao động công ích…Đặc biệt, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến xử phạt về hành vi này theo hướng tăng nặng như phạt tù tài xế tham gia giao thông mà sử dụng rượu, bia vượt nồng độ cồn cho phép, bất kể có gây ra hậu quả hay không, đồng thời, tịch thu phương tiện sung công quỹ nhà nước. Có như vậy, mới ngăn ngừa và giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông do tài xế sử dụng rượu, bia gây ra. Xin chuyển ý kiến của BĐ Đỗ Văn Nhân đến các cơ quan chức năng đề nghị xem xét.
3. Bạn đọc Đỗ Văn Hải, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm tư vấn thiết kế và ứng dụng kỹ thuật PVC thuộc Tổng Công ty cổ phần xây lắp dầu khí – Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, thường trú nhà E3-P414, đường Lê Thanh Nghị, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội nhiều lần gửi đơn, mới nhất đề ngày 28/4/2019. Nội dung: BĐ Đỗ Văn Hải “Khiếu nại và đề nghị xem xét lại Bản án giám đốc thẩm số 01/2015/LĐ-GĐT ngày 23/12/2015 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội theo thủ tục giám đốc thẩm; xem xét lại Bản án sơ thẩm số 02/2013/LĐ-ST ngày 14/8/2013 của Tòa án nhân dân huyện Từ Liêm, Bản án phúc thẩm số 43/2013/LĐ-PT ngày 26/12/2013 của Tòa án nhân dân TP Hà Nội theo thủ tục tái thẩm”. Về vấn đề này, Báo VietNamNet đã có Công văn số 154/CV-VNN ngày 12/3/2019 gửi Tòa án nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đề nghị xem xét, hiện chưa nhận được phúc đáp.
4. Bạn đọc Quàng Văn Lan ở bản Nà Ngà, xã Chiềng Hặc, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La gửi đơn đề ngày 2/5/2019. Nội dung: Cha BĐ là Quàng Văn Hôm nhập ngũ năm 1965, chiến đấu và bị thương năm 1966 tại chiến trường Lào, xuất ngũ cuối năm 1975. Về địa phương “vết thương tái phát liên tục, tê buốt từ hông đến chân...nhưng do thất lạc giấy tờ, bố tôi cứ cắn răng chịu đựng. Năm 1996 bố tôi tìm lại được hồ sơ quân nhân; tìm lại đồng đội cũ để xác nhận...hoàn chỉnh hồ sơ nộp lên Ban chính sách huyện đội Yên Châu, chờ đợi và đi ‘tìm công với nước’ suốt 22 năm, cuối cùng chết vào tháng 12/2018”. BĐ Quàng Văn Lan đề nghị “làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ thực hiện chính sách đối với người có công với Cách mạng”.
5. Bạn đọc Đặng Thị Hạnh công tác tại Phòng khám đa khoa khu vực Đa Tốn trực thuộc Trung tâm Y tế huyện Gia Lâm, Hà Nội gửi “đơn tố cáo” đề ngày 3/5/2019. Nội dung: BĐ Đặng Thị Hạnh phản ánh “hai trong nhiều vấn đề nhức nhối (về công tác nhân sự và về tài chính kế toán) xảy ra tại Trung tâm y tế huyện Gia Lâm” liên quan đến Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm này. Xin chuyển nội dung đơn của BĐ Đặng Thị Hạnh đến các cơ quan chức năng TP Hà Nội và huyện Gia Lâm đề nghị xem xét.
6. Bạn đọc cao niên Nguyễn Thị Hồng Minh và một số BĐ cùng thường trú xóm Xuân Đồng, xã Nghi Đức, TP Vinh, tỉnh Nghệ An gửi đơn đề ngày 6/5/2019. Nội dung: Các BĐ “kêu cứu khẩn cấp” về việc bị địa phương thu hồi đất ở ổn định liên tục từ thời kháng chiến chống Pháp đến nay để xây dựng đường giao thông nối Vinh- Cửa Lò; nhưng giá bồi thường quá thấp (3 triệu đồng/m2) và chưa có phương án tái định cư. Đề nghị các cơ quan chức năng có thẩm quyền nơi BĐ cao niên Nguyễn Thị Hồng Minh đồng gửi đơn này xem xét.
7. Các bạn đọc Phạm Xuân Lý, Mạc Thì Bình, Hoàng Minh Cửu, Lê Đức Hùng, Hoàng Thị Thủy cùng ở thôn 8, xã Xuân Thắng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đồng ký tên trong “đơn kêu cứu” đề ngày 2/5/2019. Nội dung: Các BĐ này bị địa phương cưỡng chế thu hồi đất để làm tuyến đường Khu công nghiệp Lam Sơn- Sao Vàng, nhưng “mức bồi thường, hỗ trợ chưa thỏa đáng”... “có một điều hết sức vô lý là: Cùng một loại đất, lịch sử đất giống nhau, tại sao có gia đình được bồi thường 50 triệu đồng; có gia đình 20 triệu đ; có gia đình 14 triệu đồng/ 1 sào Trung bộ 500 m2”? Xin chuyển nội dung đơn của các BĐ trên đến Cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa; huyện Thọ Xuân đề nghị xem xét.
8. Bạn đọc Bùi Thị Hợi ở thôn Hùng Xuân 1, xã Xuân Giao, huyện Bảo Thắng, Lào Cai gửi “tâm thư” (ngày 6/5/2019 theo dấu Bưu điện) “mong Báo VietNamNet có tiếng nói giúp gia đình tôi và và để chồng tôi nơi Suối Vàng được nhắm mắt”. Theo thư, chồng chị là anh Phạm Văn Lợi đến nhà Lục Văn Xuân ở thôn Hồ Phai, xã Làng Giàng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai đòi nợ 200 triệu đ nhưng bị khất không có tiền. Trưa đó ăn cơm, uống rượu ở nhà anh Xuân; tối đau đầu và nôn rất nhiều, phải đi viện nhưng không chữa được và chết sau đó ít ngày. Trung tâm pháp y tỉnh Lào Cai kết luận nguyên nhân chết đối với tử thi Phạm Văn Lợi “Suy hô hấp, suy đa tạng do ngộ độc thuốc trừ cỏ Paraquat”. BĐ Bùi Thị Hợi “thấy anh Xuân có nhiều biểu hiện nghi vấn” đã trình báo CA huyện Văn Bàn nhưng sau ba tháng vẫn chưa nhận được câu trả lời.
9. Hơn 30 Bạn đọc ở thôn Lý Nhân, xã Phú Xuân, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc đồng ký tên trong đơn đề ngày 6/5/2019. Nội dung: Các BĐ “kêu cứu” về việc đất nông nghiệp bị địa phương thu hồi chuyển đổi thành đất dãn dân và đất đấu giá thuộc khu đồng Đống “không đúng quy trình, không đúng trình tự thủ tục thu hồi đất theo quy định của pháp luật hiện hành...không công khai, minh bạch các chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư”, Xin chuyển nội dung đơn của các BĐ trên đến cơ quan chức năng tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Bình Xuyên đề nghị xem xét.
10. Bạn đọc Nguyễn Phước Thành, Phước Hạ, Phước Đồng, Nha Trang, Khánh Hòa gửi email ngày 3/5/2019 phản ánh: Mấy tháng nay có tình trạng xe khách đậu qua đêm trên 2 đoạn đường Cù Chính Lan và Nguyễn Thị Định (tổ dân phố 2 Phước Tín, phường Phước Long, TP. Nha Trang) biến các đoạn đường này thành một bãi đậu xe, gây mất an toàn cho người tham gia giao thông; đã có không ít vụ va quẹt giữa các xe máy hay xe máy đâm vào ô tô đậu tại đây. Xin chuyển ý kiến của BĐ Nguyễn Phước Thành đến cơ quan chức năng TP Nha Trang đề nghị xem xét.
Xe khách đậu tràn lan tại khu vực góc cua đường Nguyễn Thị Định, phường Phước Long, TP. Nha Trang (Ảnh Báo Khánh Hòa) |
11. Bạn đọc Nguyễn Phú Cường ở thôn Tây Lễ Văn, xã An Đồng, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình gửi email ngày 5/5/2019 đề nghị “xác định diện tích đất, tên chủ sử dụng đất ghi đúng theo quy định của pháp luật”. Được biết vấn đề này kéo dài đã nhiều năm, BĐ Phú Cường đã “kêu” tới nhiều cơ quan chức năng ở địa phương và TW. Tháng 9/2019, Bộ Tài nguyên & Môi trường đã có Văn bản gửi UBND tỉnh Thái Bình đề nghị “khẩn trương thực hiện thanh tra để làm rõ và giải quyết dứt điểm...làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan để xảy ra sai phạm (nếu có) trong việc quản lý, sử dụng đất đai tại xã An Đồng, huyện Quỳnh Phụ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật”. Tuy nhiên đến nay BĐ Nguyễn Phú Cường vẫn “kêu cứu”!
12. Bạn đọc Lê Minh Tuấn gửi đơn đề ngày 20/4/2019 phản ánh một số hiện tượng có dấu hiệu sai phạm tại 1 trường Đại học ở TP. Hồ Chí Minh, "mong Báo VietNamNet vào cuộc để làm rõ trước công luận”. Các Ban chức năng của Báo đang thẩm định.
13. Bạn đọc Vũ Thị Minh Thủy thường trú số 9 Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội nhiều lần gửi đơn, mới nhất đề ngày 24/4/2019 tiếp tục “kêu cứu” về việc bị chiếm đoạt 30,8 m2 phía ngoài mặt phố tại địa chỉ trên. Về vấn đề này, gần đây nhất, UBND TP Hà Nội có văn bản số 1470-ĐT ngày 12/4/2018 trả lời “không có cơ sở để xem xét”. BĐ không nhất trí, bởi “gia đình tôi đã cung cấp những chứng cứ cụ thể...nhưng cơ quan chức năng không xem xét lại việc ký hợp đồng thuê nhà khống của ông Lê Ngọc Lân mang danh HTX May Thủ đô theo đúng quy định của pháp luật”. BĐ cũng không nhất trí với văn bản số 247/2019 TB QL và PTN ngày 29/1/2019 của CT TNHH MTV Quản lý và PT nhà HN vì cho rằng “thực chất bảo vệ việc ký hợp đồng thuê nhà khống số 20/55/HĐN ngày 20/8/1985”. Đề nghị các cơ quan chức năng TW và TP Hà Nội nơi BĐ Minh Thủy ddoonmgf gửi đơn này xem xét, giải quyết dứt điểm.
14. Bạn đọc - nhà giáo Lê Minh Hoàng ở Tiền Giang gửi email ngày 8/5/2019 nêu ý kiến về việc đặt tên các công trình ở vùng nông thôn Nam bộ. Cách đặt tên đường bằng tên nhân vật gây tranh cãi, bức xúc nhiều nhất. Ví dụ như trường hợp “Cầu Dr Thanh” (để quảng bá thương hiệu) ở xã Thanh Hòa, Cai Lậy, Tiền Giang vài năm trước; gần nhất là vụ “cầu ông Nguyên” (do cấp dưới…nịnh Phó Chủ tịch xã) ở xã Vĩnh Bình, Hòa Bình, Bạc Liêu... Thứ hai là đặt tên công trình theo số nhưng thiếu quy hoạch, tùy hứng nên lộn xộn, người ở xa đến khó tìm mà dân cư tại chỗ cũng bực mình! Thứ ba là tên công trình rất dài, đủ tên xóm/ ấp mà con đường hoặc cây cầu đi qua nên rất rườm rà, không cần thiết. BĐ - nhà giáo Lê Minh Hoàng cho rằng: Tên các công trình giao thông nông thôn cũng là một nét văn hóa nằm trong tiêu chí về đời sống văn hóa của nông thôn mới nên rất cần một văn bản pháp quy cấp Nhà nước quy định thống về việc đặt tên các công trình này trên phạm vi cả nước sao cho vừa duy trì truyền thống, bản sắc dân tộc, địa phương vừa bảo đảm tính khoa học và quan trọng là thực sự có văn hóa.
Tên công trình rất... dài (Ảnh do BĐ cung cấp) |
15. Bạn đọc Huỳnh Công Tặng thường trú ấp Tà On, xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang gửi email ngày 9/5/2019 kêu cứu giảm án cho cha là Huỳnh Văn Dũng, bị Tòa án nhân dân tỉnh An Giang xử sơ thẩm và Tòa án nhân dân Tối cao xử phúc thẩm tuyên phạt 20 năm tù (đã thụ án được 5 năm). BĐ Công Tặng dẫn ý kiến của các luật sư ở An Giang cho rằng: Việc định tội của 2 cấp Tòa đối với bị cáo chủ yếu thông qua lời khai của các bị cáo khác mà không đối chứng cụ thể. Mức án 20 năm tù cho bị cáo Dũng là quá nặng so với hành vi đã thể hiện; chưa xem xét các tình tiết giảm nhẹ như bị cáo đã ra đầu thú, thành thật khai báo, góp phần làm sáng tỏ vụ việc. Ngoài ra, bị cáo là lao động chính, nhà nghèo, có con nhỏ đang bị bệnh ngặt nghèo, gia cảnh hết sức khó khăn. Xin chuyển nội dung kêu cứu của BĐ Huỳnh Công Tặng đến các cơ quan có thẩm quyền đề nghị xem xét.
16. Bạn đọc Nguyễn Thị Tuyết TGĐ công ty TNHH Vũ Hùng Phát, địa chỉ 211, phố Giáp Nhất, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội) nhiều lần gửi đơn; mới nhất là văn bản số 08/05 ĐTC.VHP ngày 8/5/2019. Nội dung: BĐ Tuyết nêu và phân tích 10 điểm không nhất trí với Công văn số 1454/CVHM-ĐTTH ngày 2/11/2018 của Công an quận Hoàng Mai phúc đáp CV số 480/CV-VNN ngày 25/10/2018 của Báo VietNamNet (đề nghị xem xét đơn của BĐ Nguyễn Thị Tuyết về việc chồng là Vũ Xuân Hiền bị “Dũng C quát, bóp cổ, đánh vào vai gáy” tại trụ sở CA phường Đại Kim, quận Hoàng Mai tối 23/7/2015, khi ông Hiền đến đề nghị xác nhận vào công văn cho công ty VHP). Văn bản này, BĐ Nguyễn Thị Tuyết đồng gửi các cơ quan chức năng có thẩm quyền đề nghị xem xét.
17.Bạn đọc Trần Thị Tính, thường trú số 6, ngõ 96 Tô Ngọc Vân, phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội đại diện cho 24 hộ dân cùng ngõ 96 nhiều lần gửi đơn, mới nhất đề ngày 9/5/2019 (theo dấu Bưu điện). Nội dung: BĐ Trần Thị Tính kiến nghị UBND TP Hà Nội quy hoạch khu đất của 2 Khu tập thể (Khu tập thể Nhà nghỉ Quảng Bá và Khu tập thể Bệnh viện Hữu Nghị) thành đất ở cho 24 hộ dân với hơn 100 con người sinh sống ổn định, đúng pháp luật”. Về vấn đề này, năm 2016 Báo VietNamNet đã có Công văn gửi UBND TP Hà Nội đề nghị xem xét và được thông báo cho biết: UBND TP HN đã giao Thanh tra TP. xem xét, trả lời và hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại theo quy định.
18. Bạn đọc đọc Phạm Văn Tùy ở thôn Anh, xã Lê Lợi, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương gửi đơn đề ngày 9/5/2019. Nội dung: BĐ Tùy “tố cáo” một lãnh đạo Chi cục QLTT Hải Dương nhận 280 triệu đồng (năm 2014), “hứa hẹn 1 tháng sẽ giải quyết cho tôi vào biên chế nhà nước” làm việc tại Chi cục này. Tuy nhiên mãi đầu năm 2017, BĐ Tùy chỉ được “hợp đồng lao động thời vụ 1 năm” làm việc tại Đội QLTT số 4- huyện Cẩm Giàng. Vì “đồng lương quá thấp”, 5 tháng sau BĐ Tùy nghỉ việc và đòi lại số tiền đã nộp, nhưng đến nay mới nhận được 60 triệu đồng; còn 220 triệu đồng vị lãnh đạo Chi cục QLTT Hải Dương kia chưa trả! Đề nghị các cơ quan chức năng nơi BĐ Phạm Văn Tùy đồng gửi đơn này xem xét.
19. Hàng trăm Bạn đọc là “những người bị hại” do mua nhà đất thuộc Dự án Khu nhà ở thương mại và dịch vụ tổng hợp Hưng Nga (thuộc xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh, Hà Nội) đồng ký tên trong “đơn kêu cứu” đề ngày 10/5/2019 (theo dấu Bưu điện). Nội dung: Từ năm 2011, các BĐ này đã chuyển cho Công ty Hạ Long khoảng 127 tỷ đồng dưới dạng Hợp đồng vay vốn, thực chất là mua đất khi dự án đủ điều kiện bán. Nhưng đã gấn 10 năm trôi qua CT Hạ Long và CT Hưng Nga không tiếp tục thực hiện Hợp đồng và triển khai dự án, bỏ đất hoang, lại đang có tranh chấp liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của các bên tham gia góp vốn, đầu tư; tiền mua đất bị chiếm đoạt sử dụng sai mục đích...Đề nghị Ủy ban nhân dân TP Hà Nội, huyện Mê Linh và các cơ quan chức năng khẩn trương xem xét.
20. Bạn đọc Nguyễn Điệu Ngọc (tự Nguyễn Đắc Điệu hơn 90 tuổi) và vợ là Võ Thị Cay tạm trú tại Đ257b, ấp Long Đại, xã Long Thành Bắc, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh nhiều lần gửi đơn, mới nhất đề ngày 6/5/2019. Nội dung: BĐ Điệu Ngọc không đồng ý nội dung Văn bản số 656/VKSNDTC-V11 ngày 12/2/2018 của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao gửi Văn phòng TW Đảng về việc báo cáo giải quyết thi hành án dân sự, có viết “Đơn khiếu nại của ông Ngọc đã được các cơ quan từ địa phương đến Trung ương trả lời là vụ việc đã tổ chức thi hành xong, có căn cứ pháp luật. Việc ông Ngọc vẫn tiếp tục làm đơn khiếu nại đòi bồi thường là không có cơ sở”. BĐ Điệu Ngọc cho rằng như vậy là chưa thỏa đáng, thiếu tính chính xác, một chiều, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình; đề nghị được bồi thường. Báo VietNamNet đề nghị các cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét; giải quyết dứt điểm vụ việc này.
21. Bạn đọc Phan Thị Quế ở xóm 5, xã Hưng Tân, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An gửi email đơn ngày 11/5/2019 kèm nhiều giấy tờ liên quan. Nội dung: TGĐ CTCP Dịch vụ và Thương mại Hàng không Airseco (địa chỉ: Tòa tháp Charmvit, tầng 11, số 117 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội) “vay” 3.000 USD (67.500.000 VNĐ) trong 39 tháng, từ tháng 9/2015, lãi suất 1%/năm- thực chất gọi là khoản tiền “chống trốn” để đưa con là Phạm Thanh Hà đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản. Thanh Hà chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhật Bản, hết hạn HĐ về nước tháng 12/2018, nhưng TGĐ Airseco không chịu trả tiền đã "vay". BĐ Phan Thị Quế cho biết: Nhiều lao động tại Nghệ An cũng rơi vào tình trạng như vậy và đã có đơn tố giác với các cơ quan chức năng quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Ban Bạn đọc