【bàn thắng tv trực tiếp】TP.HCM: Vốn FDI vào khu công nghiệp, khu chế xuất sụt giảm mạnh

tphcm von fdi vao khu cong nghiep khu che xuat sut giam manh

Doanh nghiệp KCX Linh Trung (TP.HCM) làm thủ tục XNK. Ảnh: T.Hòa

Tính đến 30-9, tổng số vốn đầu tư thu hút kể cả cấp mới và điều chỉnh đạt 354,77 triệu USD, đạt 50,58% kế hoạch, giảm gần 54% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, đầu tư nước ngoài đạt 167,17 triệu USD, giảm 67,4%, đầu tư trong nước đạt trên 4.091 tỷ đồng, giảm 26,9%. Không có dự án đầu tư có quy mô lớn.

Nguyên nhân khiến thu hút vốn vào các khu công nghiệp của TP.HCM giảm là do vướng mắc trong thực hiện Luật Đất đai năm 2013 về nộp tiền thuê đất một lần của công ty phát triển hạ tầng; hướng dẫn thực hiện Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp năm 2014 của các bộ ngành còn chậm, gây khó khăn trong thu hút đầu tư; Tâm lý các nhà đầu tư chờ Quốc hội các nước có ký Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) phê chuẩn thông qua với các chính sách ưu đãi đầu tư...

Mặc dù thu hút nguồn vốn FDI giảm, nhưng theo ông Trần Việt Hà, Trưởng phòng Đầu tư của Hepza, nhìn chung các lĩnh vực đầu tư của cả doanh nghiệp trong và ngoài nước trong 9 tháng qua đều đúng theo chủ trương thu hút đầu tư của thành phố như các dự án liên quan đến linh kiện điện-điện tử, cơ khí, nhựa, thực phẩm chế biến...

Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tại đây trong 9 tháng qua vẫn tăng trưởng khá, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 4,3 tỷ USD, tăng 6,76% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo khảo sát của Hepza với 500 doanh nghiệp đang hoạt động tại đây, nhu cầu tuyển dụng lao động trong khu vực này trong năm nay là hơn 25.000 người, trong đó nhu cầu tuyển mới phục vụ mở rộng sản xuất là hơn 14.500 người, nhu cầu tuyển để thay thế lao động nghỉ việc là gần 10.800 người. Doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng nhiều lao động chủ yếu thuộc các ngành dệt may, da giày, điện tử và chủ yếu là lao động phổ thông.

Tính đến cuối tháng 9-2016, tại các KCX-KCN TP.HCM có hơn 1.413 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký trên 9,3 tỷ USD. Trong đó, có 564 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 5,47 tỷ USD và 849 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký tương đương 3,83 tỷ USD.

Trong số này có 1.159 dự án đang hoạt động, 19 dự án đang xây dựng cơ bản, 121 dự án chưa triển khai, 63 dự án ngưng hoạt động, 19 dự án tạm ngưng hoạt động, 32 dự án đang thực hiện thủ tục giải thể.