Vực dậy ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu | |
Bất chấp suy giảm xuất nhập khẩu,ấtkhẩutừngbướcphụchồiduytrìxuấtsiêlich thi dau bong da bundesliga xuất siêu 4 tỷ USD | |
Kinh tế duy trì đà phục hồi và tăng trưởng, thu ngân sách năm 2022 vượt mốc 1,8 triệu tỷ đồng |
Lô vải Lục Ngạn (Bắc Giang) vận chuyển về ga quốc tế Đồng Đăng (Lạng Sơn) để XK sang Trung Quốc.. Ảnh: Tuấn Dương |
Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 5,3%
Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 5 phục hồi tích cực, tăng khá so với tháng trước (tăng 5,3%, ước đạt 55,86 tỷ USD). Trong đó, hoạt động xuất khẩu hàng hóa phục hồi tích cực với kim ngạch ước đạt 29,05 tỷ USD, tăng 4,3% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 7,79 tỷ USD, tăng 1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 21,26 tỷ USD, tăng 5,5%. So với cùng kỳ năm trước, mặc dù kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 5 giảm 5,9% nhưng mức độ giảm đã chậm lại so với tháng trước.
Điểm đáng chú ý, trong trong 5 tháng đầu năm 2023, có 23 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD (cao hơn 3 mặt hàng so với 4 tháng đầu năm), chiếm 87,4% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 7 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD, chiếm 65,4%).
Trong tháng 5, nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản tiếp tục là điểm sáng của hoạt động xuất khẩu với kim ngạch đạt 2,9 tỷ USD, tăng 9,5% so với tháng trước và tăng 8,5% so với cùng kỳ. Điểm nhấn quan trọng của nhóm hàng này là xuất khẩu rau quả, với mức tăng gần 2 lần so với tháng trước, ước đạt 500 triệu USD; gạo tăng 53,1%, đạt 530 triệu USD; cà phê tăng 28,5%, đạt 418 triệu USD… Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu thủy sản tiếp tục giảm 23,9% so với tháng trước, ước đạt 800 triệu USD.
Ngược lại, áp lực vẫn đang dồn lên nhóm hàng công nghiệp chế biến và nhóm nhiên liệu khoáng sản. Trong tháng 5, nhóm hàng công nghiệp chế biến tiếp tục giảm, ước đạt 115,9 tỷ USD, giảm 6,6% so với cùng kỳ. Theo Bộ Công Thương, nhóm hàng này vẫn chịu ảnh hưởng từ sự suy giảm kinh tế toàn cầu, tổng cầu giảm sút, nhu cầu của các thị trường xuất khẩu lớn giảm mạnh. Kim ngạch xuất khẩu hầu hết mặt hàng trong nhóm này đều giảm so với cùng kỳ năm trước, trong đó những mặt hàng chủ lực vẫn trong xu hướng giảm, như: điện thoại các loại và linh kiện giảm 5,2% so với cùng kỳ (đạt 3,9 tỷ USD); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 11,4% (đạt 4,3 tỷ USD); giày dép giảm 5,4% (đạt 2 tỷ USD); dệt may giảm 16,6% (đạt 2,6 tỷ USD); gỗ và sản phẩm gỗ giảm 21,1%... Nhóm nhiên liệu khoáng sản tiếp tục giảm mạnh, ước đạt 382 triệu USD, giảm 18,3% so với cùng kỳ năm. Trong đó, xăng dầu các loại và than đá giảm lần lượt 51,2% và 18% trong khi dầu thô tăng 14,2%, quặng và khoáng sản khác tăng 6,8%...
Dù tháng 5 có khởi sắc nhưng tính chung 5 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 262,54 tỷ USD, giảm 14,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu giảm 11,6%; nhập khẩu giảm 17,9%. Cán cân thương mại hàng hóa 5 tháng đầu năm 2023 ước tính xuất siêu 9,8 tỷ USD.
“Do tổng cầu trên thế giới giảm, nhìn chung các ngành hàng đều gặp khó khăn về thị trường xuất khẩu, nhất là đối với hàng hoá tiêu dùng không thiết yếu, vì vậy, kim ngạch xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm 2023 sang hầu hết các thị trường chủ lực đều giảm, tuy nhiên mức độ tác động đến xuất khẩu từng ngành hàng khác nhau“, Bộ Công Thương nhận định.
Những ngành hàng như dệt may, da giày, gỗ, thuỷ sản với thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, EU... có mức sụt giảm nhiều nhất; trong khi các ngành hàng như cao su, gạo, rau quả, hạt điều... với thị trường xuất khẩu chính là châu Á ít chịu tác động hơn. Đồng thời, một số ngành hàng xuất khẩu như thuỷ sản, gỗ và sản phẩm gỗ, sắt thép, sản phẩm nhựa đang đối mặt với các áp lực về điều tra phòng vệ thương mại. Vấn đề chi phí nguyên liệu vật tư đầu vào tăng đã ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu... cũng tạo ra những khó khăn về thị trường xuất khẩu.
Còn tiềm năng từ các hiệp định thương mại
TS. Lê Huy Khôi, Trưởng phòng Quản lý khoa học và đào tạo, Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương (Bộ Công Thương) cho rằng, trong lúc khó khăn về thị trường xuất khẩu, tuỳ theo từng ngành hàng thì thị trường trong nước vẫn là điểm tựa cho doanh nghiệp khai thác. Bên cạnh đó, để vượt qua giai đoạn này, doanh nghiệp cần nắm lại các thị trường truyền thống. Đồng thời, cần tiếp tục tận dụng tốt các FTA đã được ký kết, nỗ lực xúc tiến thương mại để đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường mới giàu tiềm năng như: Bắc Âu, Đông Âu, Tây Á, Nam Á, châu Phi và Mỹ La tinh.
Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, các FTA cũng cần được doanh nghiệp quan tâm, khai thác hiệu quả hơn. Bà Trần Thu Quỳnh, đại diện Thương vụ Việt Nam tại Canada cho biết, nhiên cứu số liệu sở tại từ 2018-2022 cho thấy, từ sau khi CPTPP có hiệu lực, xuất khẩu của Việt Nam trong hầu hết các lĩnh vực mặt hàng nông sản và thực phẩm chế biến đều tăng (trừ sản phẩm trái cây và hạt). Trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, nhiều sản phẩm của khu vực công nghiệp nội địa có mức tăng vượt bậc, chứng minh tác động tích cực của CPTPP đến xuất khẩu của Việt Nam sang địa bàn.
Tuy nhiên, báo cáo nghiên cứu đánh giá tỷ lệ sử dụng ưu đãi thuế quan CPTPP của Việt Nam mới đây cho thấy tiềm năng mà hiệp định này mang lại chưa được khai thác hết. Theo số liệu sở tại, trong năm 2022, khoảng 81% hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang Canada vẫn sử dụng ưu đãi thuế quan MFN và khoảng dưới 1% vẫn sử dụng ưu đãi thuế quan GPT; chỉ có 18% sử dụng ưu đãi thuế quan CPTPP.
“Lý do là hoặc các doanh nghiệp chưa quan tâm đến việc sử dụng ưu đãi thuế quan CPTPP hoặc do các sản phẩm chưa đủ điều kiện về xuất xứ/hàm lượng khu vực. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp lĩnh vực mặt hàng, doanh nghiệp vẫn chưa biết cách tận dụng và khai thác nguyên tắc xuất xứ cộng gộp trong sản xuất, trong chiến lược mua nguyên liệu đầu vào để đảm bảo hàm lượng CPTPP trong xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế quan. Đây có thể nói là hạn chế đáng tiếc nhất, cản trở tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam vào địa bàn”, báo cáo thương vụ nêu.