【789 ca cuoc】Những kiểu tính cách sau dễ đổ vỡ trong hôn nhân
Thiếu thực tế
Bước chân vào hôn nhân,ữngkiểutínhcáchsaudễđổvỡtronghônnhâ789 ca cuoc chúng ta thường tin rằng mình đã tìm được người bạn tâm giao, người sẽ là người yêu, người bạn thân, người cha/mẹ tuyệt vời của các con mình, người mà chỉ bằng tình yêu của họ thôi cũng đủ để đưa mình vượt qua mọi gian khó.
Thật không may, những kỳ vọng này không thực tế. Chẳng ai có thể làm tốt tất cả các vai trò, kỳ vọng một người “là tất cả” cũng đồng nghĩa với việc sẽ khiến bản thân bạn thất vọng mà thôi.
Hãy là người sáng suốt trong hôn nhân, bằng cách ngoài bạn đời của mình ra, bạn vẫn có những người bạn khác, những người thân, người thầy, nguồn cổ động, hỗ trợ, để bạn không bao giờ phải xem một người là tất cả, không kỳ vọng lắm thì không phải thất vọng nhiều.
Không giao tiếp
Những cặp đôi dễ đứng trên bờ vực ly hôn nhất là những cặp không thể trò chuyện, giao tiếp được với nhau. Họ không thể nói cho đối phương nghe về cảm xúc của mình, cũng không thể nghe đối phương giãi bày bất kỳ điều gì hết.
Hôn nhân là một hành trình chung trong đó hai người ở trên cùng một chiếc thuyền trải qua mưa giông và thời gian. Để xử lý được mọi vấn đề một cách hiệu quả, cần có sự giao tiếp trơn tru.
Khi có vấn đề xuất hiện, trước hết phải nhìn nhận, gọi tên được vấn đề qua lời nói rõ ràng, chủ động lắng nghe. Khi mong muốn của cả hai đều được hiểu, được đáp ứng, thì hôn nhân sẽ an toàn. Những thứ đó, bạn không thể làm được nếu không nói chuyện được với nhau.
Thích ám chỉ
Có những người cứ đòi hỏi nửa kia phải đọc được suy nghĩ, hiểu được những ám chỉ của mình. Đã bao lần bạn nghĩ “anh ấy nên biết tôi cần anh ấy chú ý đến tôi sau khi bọn trẻ đã đi ngủ. Ai mà không muốn thế chứ?”.
Người hùng luôn hiểu được suy nghĩ và đáp ứng được mong muốn của người khác chỉ xuất hiện trong phim, thật không may, ngoài đời làm gì có mấy ai được như thế.
Cho nên, nếu bạn muốn gì, hãy nói ra, nói thật cụ thể để nửa kia có thể mang lại cho bạn. Họ muốn mang lại cho bạn niềm vui và hạnh phúc, hiển nhiên rồi, nhưng họ không phải người siêu phàm để có thể đọc được suy nghĩ của bạn đâu.
Nhạy cảm quá mức
Thử hình dung, cái bóng đèn trong nhà bếp bị hỏng, bạn gọi điện cho chồng nhờ anh ấy trên đường đi làm về ghé mua bóng đèn mới để thay. Không may là anh ấy quên, công việc thì bận, anh ấy lại đang đói, tóm lại là quên mất rồi.
Bạn thay vì thấu hiểu, lại coi hành động của chồng là sự phản ánh cảm xúc trong lòng anh ấy dành cho bạn: “Nếu anh yêu em, chịu để tâm đến em thì đã nhớ mọi điều em dặn. Bây giờ thì tốt quá, bếp tối thế này sao mà nấu ăn được!”.
Có những người đàn ông, sau nhiều năm sống bên một người vợ “nhạy cảm quá đà” như vậy đã phải xách quần áo ra đi sống một mình cho yên, vì không chịu thêm được nữa.
Hãy nhớ, hành động nhất thời không nhất thiết là sự phản ánh cảm xúc của một người dành cho bạn. Nếu chồng/vợ làm bạn buồn lòng, đừng cho rằng họ làm thế vì họ không yêu mình. Chuyện không có gì liên quan cả.
Cứng nhắc
Nguyên nhân số một khiến ly hôn xảy ra là vì người trong cuộc từ chối thay đổi.
Trải qua nhiều năm, nhiều thập kỷ của bất kỳ cuộc hôn nhân nào, việc cả hai người thay đổi theo bất kỳ cách nào cũng là điều tự nhiên. Sau 20 năm kết hôn, tôi chắc chắn là một người khác so với cô gái mắt sáng ngây thơ bước đi giữa lễ đường trong ngày cưới của tôi.
Khi bạn nhận ra rằng vợ chồng mình đã không còn cùng nhìn về một hướng, hãy xác định có những điều bản thân cần thay đổi nếu muốn duy trì cuộc hôn nhân.
Những thứ cần phải thay đổi bao gồm cả sự thiếu quan tâm đối với tình dục hay sự quan tâm quá mức đối với những điều ngoài hôn nhân như tụ tập rượu chè, bè bạn. Nếu mỗi người không thể thay đổi, đường ai nấy đi là điều khó tránh.
Khi phải đối mặt với sự cần thiết phải thực hiện một số thay đổi để cứu vãn cuộc hôn nhân của bạn, hãy nỗ lực làm đến cùng. Ly hôn là điều khó khăn và nếu bạn có thể làm bất cứ gì để ngăn chặn, hãy làm điều đó.
8 dấu hiệu cho thấy hôn nhân của bạn có vấn đề
Có những lúc bạn nên chấm dứt mối quan hệ, đừng vì áp lực xã hội, áp lực gia đình mà khiến bản thân mệt mỏi, tổn thương.