【kqbd sáng nay】7 yếu tố tác động và dự báo 2 kịch bản lạm phát 2024
Kiềm chế lạm phát từ sự linh hoạt của chính sách Lạm phát không quá lo,ếutốtácđộngvàdựbáokịchbảnlạmphákqbd sáng nay ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế |
7 yếu tố tác động đến lạm phát 2024
Theo chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh, năm 2024, mặc dù tình hình thế giới vẫn có những diễn biến phức tạp nhưng nền kinh tế thế giới đang từng bước phục hồi. Trước những tác động của thế giới và trong nước, các nhân tố ảnh hưởng tới lạm phát của Việt Nam năm 2024 được chỉ ra cụ thể.
Người tiêu dùng mua sắm Tết tại siêu thị Aeon Hà Đông |
Thứ nhất,lạm phát toàn cầu đã có xu hướng giảm thấp, nhưng vẫn còn ở mức tương đối cao có thể làm nền kinh tế Việt Nam nhập khẩu lạm phát. Theo báo cáo Triển vọng Kinh tế thế giới của IMF, lạm phát cơ bản đang trên đà giảm từ mức 9,2% năm 2022 xuống còn 5,9% năm 2023 và có thể sẽ tiếp tục giảm xuống khoảng 4,8% năm 2024.
Lạm phát lõi, không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng, cũng dự kiến giảm xuống 4,5%. Điều này có thể sẽ gây khó khăn cho hoạt động huy động vốn và làm cho tốc độ phục hồi kinh tế chậm lại.
Thứ hai,cùng với việc lạm phát đã giảm đi, nhiều quốc gia có thể thực hiện giảm lãi suất và các biện pháp để giúp nền kinh tế phục hồi và phát triển kinh tế. Kinh tế tăng trưởng tốt hơn, nhu cầu của nền kinh tế thế giới sẽ tăng lên, hoạt động thương mại quốc tế sẽ có thể tăng lên. Tăng trưởng toàn cầu được dự báo đạt 2,4% trong năm 2024, điều chỉnh giảm 0,3% so với 2023.
Các đơn đặt hàng xuất khẩu mới trong lĩnh vực sản xuất có thể được tăng trưởng sau thời gian dài suy giảm. Tăng trưởng kinh tế tốt hơn, lạm phát thấp và lãi suất giảm thấp sẽ làm nhu cầu đầu vào của sản xuất mở rộng và khả năng chi tiêu của nền kinh tế tăng trưởng, khả năng tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sẽ tốt hơn.
Thứ ba, giá của nhiều mặt hàng nguyên nhiên, vật liệu đầu vào cho sản xuất có thể giảm xuống khi nền kinh tế tiếp tục hồi phục chậm chạp và nhu cầu toàn cầu chưa cao. Giá dầu có thể ổn định hoặc giảm nhẹ phản ánh lo ngại về nhu cầu toàn cầu chậm lại và căng thẳng thị trường tài chính. Nhiều kim loại, nguyên vật liệu sẽ ổn định hoặc có mức tăng thấp. Giá giảm phản ánh sự phục hồi của nguồn cung sau gián đoạn sản xuất vào năm 2023, cũng như nhu cầu hàng hóa toàn cầu giảm.
Thứ tư,hoạt động du lịch, dịch vụ và hoạt động xuất nhập khẩu trong năm 2023 đã có xu hướng tăng cao sẽ có thể đẩy lạm phát tăng cao. Kinh tế Việt Nam gặp khó khăn về đơn hàng xuất khẩu năm 2023; sản xuất kinh doanh năm 2023 trì trệ, với các hoạt động dịch vụ được mở cửa trở lại và tăng trưởng khu vực dịch vụ đã đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP.
Chỉ số tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cuối cùng của cả nước tăng 9,7% so với năm 2023. Khi hoạt động du lịch, dịch vụ và hoạt động xuất nhập khẩu tăng trưởng trở lại sẽ đẩy cầu tiêu dùng tăng lên cũng là một nhân tố có thể thúc đẩy lạm phát tăng cao.
Thứ năm,để hỗ trợ các doanh nghiệp trong nền kinh tế hồi phục và phát triển, thời gian gần đây, Quốc hội, Chính phủ đã có nhiều chính sách miễn, giảm nhiều loại thuế, phí, lệ phí cho các doanh nghiệp, từ đó góp phần giảm sức ép tăng giá các hàng hóa trong nền kinh tế.
Chính phủ ban hành Nghị định 94/2023/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 110/2023/QH15 ngày 29/11/2023 của Quốc hội. Đồng thời, Bộ Tài chính đã xem xét để có thể miễn giảm các loại phí, thuế. Đây là cơ sở để nhiều nhóm hàng hóa hạ thấp giá cả.
Thứ sáu,vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam năm 2023 đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 36,6 tỷ USD, tăng 32,1% so với năm trước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam năm 2023 ước đạt 23,18 tỷ USD, tăng 3,5% so với năm trước.
Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất trong 5 năm qua. Khả năng vốn FDI sẽ tiếp tục được giải ngân tăng cao trong năm 2024 cũng sẽ là một nhân tố có thể giúp tỷ giá VND so với các ngoại tệ bớt căng thẳng. Nhưng việc giải ngân cao cũng đòi hỏi lượng nguyên nhiên vật liệu, vật tư, lao động và các yếu tố sản xuất tăng cao, đẩy lạm phát tăng cao.
Thứ bảy,Chính phủ đang xem xét cải cách tiền lương theo vùng quy định đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang từ 01/07/2024. Đây sẽ là nhân tố gây sức ép tăng cung tiền và tăng áp lực lạm phát trong 6 tháng cuối năm 2024.
Dự báo 2 kịch bản cho lạm phát năm 2024
Theo ông Đinh Trọng Thịnh, dự báo, trong năm 2024 nếu giá dầu và nguồn cung nguyên vật liệu tăng cao, lạm phát của các nền kinh tế lớn vẫn ở mức cao, kinh tế thế giới phục hồi chậm, các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng được cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do, kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng ở mức 5,5 - 6,5% thì khả năng lạm phát cả năm sẽ trong khoảng 3,2 - 3,5%.
Nếu giá dầu thô, nguyên vật liệu giao động ở mức như hiện nay hoặc thấp hơn, cơ hội chống lạm phát của các quốc gia tốt hơn, kinh tế thế giới phục hồi tốt hơn dự báo từ đầu năm, các gói hỗ trợ hồi phục và tăng trưởng kinh tế phát huy tốt tác dụng, doanh nghiệp Việt Nam tận dụng tốt các cơ hội, nắm bắt và thích ứng với các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết và những thay đổi lớn trong nền kinh tế thế giới, tiếp tục đẩy mạnh xuất nhập khẩu, khu vực du lịch, dịch vụ tăng trưởng mạnh mẽ, giải ngân đầu tư công tiếp tục đạt mức cao, tăng trưởng kinh tế GDP năm 2023 có thể đạt mức 6,3 - 7,0% thì khả năng lạm phát cả năm có thể sẽ ở mức là 3,5 - 3,8%.
Tăng trưởng GDP năm 2023 đạt 5,05% so với năm trước, đây là tốc độ tăng thấp trong nhiều năm. Để có thể giữ tốc độ tăng chỉ số CPI ở mức dưới 4,5% như chỉ tiêu của Quốc hội, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng, rất cần thúc đẩy mức tăng trưởng hoạt động xuất nhập khẩu, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế.
Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục theo dõi sát tình hình biến động của nền kinh tế thế giới và thị trường tài chính – tiền tệ, chủ động, thực hiện điều hành linh hoạt lãi suất, công cụ thị trường mở, tích cực quản lý và điều chỉnh tỷ giá hối đoái linh hoạt, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, từng bước ổn định và nâng cao giá trị đồng Việt Nam, góp phần kìm giữ lạm phát cơ bản để làm cơ sở cho việc kìm giữ chỉ số giá tiêu dùng bình quân (CPI).
Bộ Tài chính cần xem xét kỹ lưỡng nhu cầu và khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, tính toán cẩn trọng mức độ, thời hạn, hình thức, phương thức huy động vay nợ công để vừa đảm bảo kích thích nền kinh tế hồi phục và phát triển nhanh chóng, vừa đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn vay, đảm bảo khả năng trả nợ vay và sự ổn định và phát triển trong dài hạn của nền kinh tế.
Tổng cục quản lý thị trường (Bộ Công Thương) và Cục quản lý giá Bộ Tài chính trong năm 2024 cần tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động giá cả, thị trường, tránh tình trạng “té nước theo mưa” của một số chủ thể, nhất là với các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, đảm bảo ổn định mặt bằng giá cả. Đặc biệt, sau thời điểm sau 1/7/2024 khi việc tăng lương khu vực được thực hiện.
Chính phủ, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước cần có sự theo dõi chặt chẽ về sự biến động trên cả thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu doanh nghiệp, có các biện pháp xử lý kịp thời nhằm tránh các tình huống đột xuất có thể ảnh hưởng xấu đến thị trường tài chính tiền tệ và lạm phát,....