Đây là nhận định của PGS.TS. Mai Hà,ầmnhìncủaDNvềsởhữutrítuệcònhạnchếtỷ số trận bồ đào nha Chủ tịch Hội SHTT Việt Nam trong buổi trao đổi với Báo Hải quan về vấn đề này.
Theo ông, vấn đề lớn nhất đang ngăn cản các DN Việt Nam thực thi tốt SHTT là gì?
Đầu tiên là do tầm nhìn của lãnh đạo DN, họ chưa thấy SHTT tuy là tài sản vô hình nhưng lại là tài sản chính, họ chỉ thấy bán được sản phẩm gì thì thu tiền về cái đấy. Hơn nữa, lãnh đạo nhiều DN chưa nhìn ra được tương lai của việc không quan tâm đến SHTT: Một là chính mình vi phạm bản quyền của DN khác, vướng vào những rắc rối pháp lý; hai là các DN khác cố tình sao chép hoặc nhái lại, DN sẽ mất đi thương hiệu dày công xây dựng trong nhiều năm. Đây là những thiệt hại có thể lường trước được nếu có kiến thức.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng, DN Việt Nam với đa phần là DN nhỏ và vừa nên sẽ khó khăn trong việc đáp ứng kinh phí cũng như điều kiện tiếp cận thông tin, làm thủ tục đăng ký về SHTT. Nhưng theo tôi, điều này không chính xác. Bởi với những quy định hiện hành, về cơ bản, DN đều có đủ điều kiện đáp ứng, vấn đề là DN có chịu bỏ kinh phí để làm hay không? Nếu là DN có tư duy và tầm nhìn tốt, thì với SHTT, dù kinh phí cao bao nhiêu cũng sẽ thực hiện, bởi đây cũng là một loại tài sản có giá trị cao của bản thân DN, DN càng phát triển, tài sản này càng có “giá”, Nhà nước không thể đứng ra bảo hộ thay mà tự DN phải thực hiện.
Ngoài ra, hệ thống pháp luật của Việt Nam còn cần sự hoàn thiện hơn nữa. Nếu như các DN nước ngoài có đủ năng lực tài chính để thuê đội ngũ luật sư tư vấn riêng thì các DN Việt Nam chưa có thói quen này, một phần vì năng lực không đủ, một phần vì thiếu tin tưởng vào hệ thống luật sư trong nước. Lâu nay, hệ thống luật sư của Việt Nam thiếu bài bản, chưa theo thông lệ quốc tế… nhưng khi chúng ta hội nhập rồi thì hệ thống này bắt buộc phải “chuyển động” vì sự phát triển chung của nền kinh tế, tạo niềm tin cho DN.
Ông có nói đến vướng mắc trong hệ thống pháp luật liên quan đến SHTT, theo ông, hệ thống này cần phải thay đổi những gì?
Như tôi đã nói ở trên, các DN còn rất lúng túng về SHTT bởi hệ thống pháp luật liên quan đến SHTT trong nước đã có từ lâu nhưng các quy định theo thông lệ quốc vẫn đang hoàn thiện, cập nhật, đặc biệt với các quy định liên quan đến chỉ dẫn địa lý. Vì thế, trong bối cảnh hội nhập, môi trường pháp lý về SHTT ở Việt Nam phải đáp ứng được yêu cầu của hội nhập nói chung. Do đó, trong quá trình này, chúng ta cần có những hoàn thiện để vừa bảo vệ và phát huy truyền thống nhưng phải tuân thủ pháp luật quốc tế, từng “khối” pháp lý nên được làm dần để từng bước thích nghi với yêu cầu và tiêu chuẩn chung.
Có thể nói, bên cạnh những khuyết thiếu về kiến thức SHTT của DN, nhiều DN hiện đã “cố tình” vi phạm, bỏ qua các quy định về SHTT. Vấn đề này cần có những biện pháp khắc phục như thế nào, thưa ông?
Đúng là thời gian đầu, các DN vi phạm SHTT từ vô thức, vô tình, nhưng sau này, một số DN “chui” cố tình lợi dụng để kiếm lợi. Các DN này xác định làm ngắn, không mở rộng quy mô nên chấp nhận vi phạm. Vì thế, trong thời gian tới, các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tổ chức đào tào, tuyên truyền kiến thức sở hữu công nghiệp, đặc biệt là các chủ để thiết thực như định giá tài sản SHTT; có chính sách và biện pháp giúp đỡ hội viên DN đối với hoạt động thương mại hóa tài sản SHTT, nhượng quyền thương mại, chuyển giao quyền SHTT. Với vai trò là Hiệp hội về SHTT tại Việt Nam, Hiệp hội cũng đã giúp DN có thông tin, hỗ trợ bảo vệ quyền lợi hợp pháp của DN đối với tài sản SHTT; tư vấn, đóng góp ý kiến trước những vấn đề thay đổi về pháp luật; giúp DN thay đổi việc cạnh tranh trên thị trường; tư vấn xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý…
Do đó, cùng với việc Đảng và Nhà nước đã và đang hoàn thiện chính sách hội nhập, nâng cao khả năng quản lý, những hành vi nêu trên sẽ được hạn chế và giảm dần, các DN sẽ phải ý thức được hành vi và trách nhiệm của mình với SHTT.
Xin cảm ơn ông!