【keo bóng đá ngoại hạng anh】TP Hồ Chí Minh: Nhiều chính sách đãi ngộ đặc biệt để thu hút nhân tài
Trải thảm đỏ
Theo Nghị quyết của HĐND, những lĩnh vực thu hút người có tài năng đặc biệt vào các lĩnh vực nghiên cứu khoa học cơ bản; nghiên cứu sáng tạo, ứng dụng công nghệ cao; nhóm lĩnh vực hoạch định chính sách và xây dựng hạ tầng đô thị; dịch vụ công chất lượng cao. Về tiền lương hàng tháng, người có tài năng đặc biệt được hỗ trợ sinh hoạt phí từ 30 đến 50 triệu đồng/người/tháng. Mức thu nhập này bao gồm tiền lương hàng tháng và các khoản phụ cấp kèm theo lương (nếu có) mà người có tài năng đặc biệt được hưởng theo quy định.
Mỗi một đề tài nghiên cứu hoặc tác phẩm, công trình văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao từ cấp thành phố và Trung ương trở lên (được phê duyệt và công nhận bằng văn bản), người có tài năng đặc biệt được thưởng 1% tổng kinh phí ngân sách thành phố chi trả cho công trình đó. Giá trị khuyến khích không thấp hơn 50 triệu đồng/người/công trình và mức tối đa là 1 tỷ đồng/người/công trình.
Người có tài năng đặc biệt cũng sẽ được bố trí phương tiện đi lại phục vụ công việc. Trường hợp gặp khó khăn về nhà ở thì sẽ được hỗ trợ về nhà ở công vụ, nếu không Thành phố sẽ hỗ trợ tiền thuê nhà với mức tối đa là 50% tiền thuê nhà và không quá 7 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, người có tài năng đặc biệt có những đóng góp, thành tích, giải thưởng đặc biệt thì có thể được thưởng đến 1 tỷ đồng/người.
Trước đó, TPHCM cũng đã triển khai Đề án thu hút và phát triển đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học đối với lĩnh vực thành phố có nhu cầu giai đoạn 2018- 2022. Trong đó, ưu tiên thu hút các chuyên gia, nhà khoa học có nhiều kinh nghiệm, uy tín và năng lực hoạt động nghiên cứu, tư vấn hoạch định chính sách, đào tạo nguồn nhân lực vào các lĩnh vực trọng điểm của thành phố, như: Công nghệ thông tin, xây dựng đô thị thông minh, phát triển công nghiệp hỗ trợ, dịch vụ vận tải, kho bãi và dịch vụ cảng, hậu cần hàng hải và xuất nhập khẩu (logistics), nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học…
Với đề án này, ngay khi ký hợp đồng, các chuyên gia là giáo sư, tiến sĩ sẽ được trợ cấp 100 triệu đồng để ổn định công tác. Đối với các trường hợp còn lại được hưởng mức trợ cấp 80 triệu đồng. Đặc biệt, điểm nhấn trong đề án này là quy định rõ ràng mức phụ cấp hỗ trợ, khuyến khích nghiên cứu khoa học, công nghệ mà chuyên gia, nhà khoa học được hưởng sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Theo đó, cứ mỗi một công trình từ cấp thành phố và tương đương trở lên được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền phê duyệt, công nhận bằng văn bản thì được hưởng phụ cấp khuyến khích bằng 1% tổng kinh phí ngân sách thành phố chi trả cho công trình nghiên cứu đó. Tổng mức hỗ trợ khuyến khích không thấp hơn 50 triệu đồng/người/công trình nghiên cứu. Mức phụ cấp không thấp hơn 30 triệu đồng/người và tổng số tiền phụ cấp cho tổ chuyên gia không vượt quá 1,5 tỷ đồng…
Đổi mới chính sách thu hút để giữ chân người tài
Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, các chính sách thu hút nhân tài cần có sự đổi mới, tránh việc sau khi tuyển dụng nhân tài vào làm việc không có cơ hội phát huy năng lực bởi những ràng buộc từ cơ chế, khiến người tài phải “cắp áo ra đi”. Lấy dẫn chứng từ việc TPHCM trải thảm đỏ thu hút nhân tài, giai đoạn 2014-2017 thu hút được 15 chuyên gia, nhà khoa học (trong đó có 5 chuyên gia người nước ngoài, 2 chuyên gia người Việt Nam và 8 người Việt Nam ở nước ngoài), nhưng đến nay đã rơi rụng mất 5 người, GS-TS Phạm Văn Biên, Hội sinh học TPHCM cho rằng một trong những vấn đề lớn nhất làm cho những người có tài năng không phát huy được ở Việt Nam thời gian qua là điều kiện và môi trường làm việc. Cùng với đó, nhiều trường hợp thành phố mời gọi các chuyên gia, nhà khoa học công tác ở các trường đại học trên địa bàn về các cơ quan trong thành phố làm việc. Nhiều trường hợp không có chế độ thù lao đặc biệt nhưng đã rất tâm huyết và đóng góp tích cực cho thành phố.
Mặt khác, theo một số chuyên gia, việc có chế độ đãi ngộ, tiền lương, thu nhập… dành cho người tài là cần thiết nhưng không quyết định tất cả. Muốn thu hút, “giữ chân”, phát huy người tài quan trọng là yếu tố tinh thần, môi trường làm việc, yếu tố đánh giá, cơ hội thăng tiến… Môi trường làm việc có cả điều kiện làm việc (máy móc thiết bị, phòng thí nghiệm…) và tập thể, người lãnh đạo quan tâm, chia sẻ, đánh giá khách quan, công tâm, công bằng.
Theo đó, với đề án thu hút nhân tài đặc biệt lần này, đại diện Sở Nội vụ TPHCM cho biết, hiện, các cơ quan đơn vị của TPHCM đã đề xuất thu hút 57 vị trí (dự kiến tuyển chọn là 199 người) ở các lĩnh vực khoa học và công nghệ, hoạch định chính sách và xây dựng hạ tầng đô thị, dịch vụ công; văn hóa, nghệ thuật - thể dục, thể thao. Trong đó, thành phố thu hút vào biên chế 28 vị trí; còn lại là ký hợp đồng.
Đề án của thành phố lần này có chính sách thu hút không quá lệ thuộc vào học hàm, học vị mà cái chính là năng lực nhân tài được khẳng định qua thực tiễn. Hy vọng với tư duy mới và cơ chế chính sách đặc thù, TPHCM sẽ thu hút nhiều nhân tài đáp ứng cho nhu cầu phát triển nhanh và bền vững.