【kết quả fortuna】Vai trò chính sách tài khóa trong tái cơ cấu nền kinh tế
Đây là hội nghị đầu tiên mở màn cho các hoạt động hợp tác APEC trong lĩnh vực tài chính sẽ diễn ra trong năm 2014 với sự chủ trì của Trung Quốc,òchínhsáchtàikhóatrongtáicơcấunềnkinhtếkết quả fortuna chủ nhà APEC 2014.
Tham dự hội nghị, ngoài Thứ trưởng Tài chính các nền kinh tế APEC, còn có đại diện các tổ chức tài chính quốc tế quan trọng như IMF, WB, ADB, OECD. Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam Trương Chí Trung dẫn đầu đoàn tham dự hội nghị.
Một trong các chủ đề quan trọng của hợp tác APEC trong lĩnh vực tài chính năm nay là vai trò của chính sách tài khóa trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế. Đây là chủ đề đang được phần lớn các nền kinh tế thành viên quan tâm, đặc biệt là nước chủ nhà Trung Quốc.
Quá trình tái cơ cấu kinh tế ở Trung Quốc đã được chính thức khởi động, với những cam kết và quyết tâm cao của chính phủ Trung Quốc chấp nhận giảm tăng trưởng để tiến hành tái cơ cấu.
Chính sách tài khoá và thuế được coi là những công cụ đặc biệt quan trọng của chính phủ, nhằm giúp cho quá trình tái cơ cấu diễn ra thuận lợi, đồng thời hỗ trợ khu vực doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong quá trình tái cơ cấu.
Tại phiên thảo luận, theo sự thu xếp của nước chủ nhà, Thứ trưởng Trương Chí Trung đã có bài phát biểu quan trọng chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam trong việc sử dụng các công cụ tài khoá và thuế giúp nền kinh tế vượt qua khó khăn trong giai đoạn sau khủng hoảng; đồng thời, hỗ trợ cho quá trình tái cơ cấu nền kinh tế với các trọng tâm về đầu tư công, hệ thống ngân hàng thương mại và khu vực doanh nghiệp nhà nước.
Đây là những vấn đề mà nhiều nền kinh tế đang phát triển trong khu vực đang phải đối mặt trong quá trình tái cơ cấu và tái cân bằng nền kinh tế của mình.
Bên cạnh chủ đề về chính sách tài khoá trong quá trình tái cơ cấu kinh tế, các Thứ trưởng Tài chính đã dành khá nhiều thời gian thảo luận về hợp tác trong việc thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng trong khu vực, và việc phát triển các dịch vụ tài chính phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế thực. Đây cũng là những chủ đề chính trong hợp tác tài chính APEC sẽ được triển khai trong năm.
Với chủ đề phát triển cơ sở hạ tầng trong khu vực, các đại biểu tiếp tục thảo luận về việc triển khai các trung tâm đối tác công – tư (PPP) trong khu vực, một sáng kiến mà Úc và Indonesia đã đề xuất và được các Bộ trưởng Tài chính APEC thông qua trong năm 2013.
Các trung tâm PPP này được kỳ vọng sẽ đóng vai trò là các nguồn hỗ trợ quan trọng cho các nền kinh tế APEC trong quá trình triển khai các dự án PPP, nhằm khai thác một cách hiệu quả và bền vững các nguồn lực của khu vực tư nhân cho các dự án cơ sở hạ tầng.
Với chủ đề phát triển các dịch vụ tài chính phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế thực, các đại biểu đã trao đổi kinh nghiệm trong việc hướng các dịch vụ tài chính phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh thay vì quá thiên về các hoạt động đầu cơ tài chính trong thời gian qua.
Các tổ chức tài chính quốc tế và các nền kinh tế đã chia sẻ kinh nghiệm của mình trong việc thúc đẩy các dịch vụ tài chính cho khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp hộ gia đình, và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, một mặt phát triển các dịch vụ tài chính mới như các dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp, tài chính vi mô, cho vay chuỗi giá trị cung cấp,… mặt khác tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính của các đối tượng khó khăn, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp hộ gia đình, SME và khu vực nông nghiệp.
Các Thứ trưởng Tài chính đã nhất trí thông qua kế hoạch hoạt động hợp tác tài chính năm 2014 do Trung Quốc – chủ nhà APEC 2014 đề xuất, và chuẩn bị các nội dung cho Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 9/2014 tại Hồng Kông, Trung Quốc. |
HTQT