您现在的位置是:Empire777 > Ngoại Hạng Anh

【kết quả giải ngoại】Định hướng cho con vào đời

Empire7772025-01-10 15:51:16【Ngoại Hạng Anh】7人已围观

简介Sau kỳ tuyển sinh vào các trường đại học, có nhiều thí sinh không kết quả giải ngoại

Sau kỳ tuyển sinh vào các trường đại học,Địnhhướngchoconvođờkết quả giải ngoại có nhiều thí sinh không thể thực hiện ước mơ được ngồi trên ghế giảng đường. Song, đại học không phải cánh cửa duy nhất để vào đời. Nhiều bạn đọc đã nêu ý kiến về việc định hướng nghề nghiệp cho các bạn trẻ.

Giải tỏa áp lực sau mùa thi

Trong mùa thi, có nhiều phụ huynh bắt con mình học ngày học đêm, không giao lưu với bạn bè, tịch thu điện thoại, cấm túc; thậm chí là không được xem ti vi, không được lên mạng, không được vui chơi trò chuyện cùng bạn. Với những áp lực như thế dẫn đến tâm lý con cái rơi vào trạng thái căng thẳng, lo lắng vì sợ bị điểm thi kém, không vào được trường đại học như cha mẹ mong muốn, dẫn đến hậu quả bị trầm cảm.

Tất nhiên ai không mong muốn con mình đỗ đạt, nhưng không phải vì thế mà gây quá nhiều áp lực cho con cái. Con đường vào đời không phải lúc nào cũng trải thảm đỏ mà có khi gập ghềnh, trắc trở. Khi con không thể vào đại học, thay vì mắng nhiếc, gây áp lực cho con, hãy là một người bạn thực sự của con, để hiểu được con đang muốn gì, nghĩ gì và cần gì, từ đó sát cánh cùng con, giúp con giải tỏa căng thẳng.

Nên ân cần định hướng cho con vào đời, học nghề, chọn nghề hợp với năng lực và ý thích của con. Khi cha mẹ thể hiện vai trò là người bạn lớn tuyệt vời như thế, con sẽ thoải mái, tự tin trong mọi hoàn cảnh.

NGUYỄN HOÀNG DUY (quận 5, TPHCM)

Tạo điều kiện để con độc lập suy nghĩ

Trong mong mỏi của không ít phụ huynh, con cái họ phải học giỏi, phải vào đại học, nếu không trở thành “ông nọ, bà kia” thì cũng được làm công việc văn phòng, chứ không phải lao động chân tay nhọc nhằn, vất vả. Cha mẹ nào mà chẳng mong con mình đỗ đạt, thành danh, tuy nhiên suy nghĩ đó có thể mắc những định kiến, thậm chí là sai lầm.

Việc xem thường lao động chân tay là một điều rất không nên. Xã hội dù phát triển đến đâu vẫn có người lao động trí óc và lao động chân tay, chỉ khác là với tiến bộ khoa học người làm công việc chân tay sẽ đỡ vất vả hơn, có nhiều công cụ, phương tiện hỗ trợ hơn. Người làm việc trong bất kỳ lĩnh vực nào mà đem lại những điều tốt đẹp cho bản thân và xã hội thì cũng đều cao quý, đáng trân trọng.

Ngày hội tuyển dụng việc làm tại Nhà văn hóa Thanh niên TPHCM. Ảnh: S.A.C

Khi cha mẹ không quan tâm đến nhu cầu, sở thích, khả năng và điều kiện cụ thể của con mà định hướng quá chặt chẽ, cụ thể thì với những trẻ thiếu sự chủ động, độc lập, điều đó trở thành áp đặt. Hiện nay có nhiều học sinh tốt nghiệp trung học vẫn chưa xác định được nguyện vọng, sở thích, thậm chí không có mơ ước, một phần cũng do cha mẹ không tạo điều kiện để con độc lập suy nghĩ. Vai trò hướng nghiệp không phải chỉ của nhà trường, của xã hội mà trước hết phải là của cha mẹ.

TRÚC GIANG(quận 3, TPHCM)

Định hướng chứ không định đoạt

Việc phụ huynh thúc ép con chọn con đường vào đời theo ý mình sẽ làm cho con mình mất đi tinh thần tự lập, phải chấp nhận sống như một con rối theo sự điều khiển của cha mẹ. Một số trường hợp vẫn sẽ thành công và có một tương lai tốt, tuy nhiên cuộc sống sẽ không còn niềm vui khi không được thực hiện đam mê. Bên cạnh đó sẽ có không ít trường hợp tương lai rơi vào ngõ cụt khi phải đi theo con đường mình không muốn.

Xác định nghề nghiệp cũng quan trọng như việc lựa chọn bạn đời, những lựa chọn đúng đắn sẽ giúp các bạn trẻ có một tương lai tươi sáng. Vào thời điểm quan trọng này, phụ huynh nên ở bên cạnh, cho con mình những lời khuyên hữu ích, giúp con nhận ra khả năng và tìm thấy đam mê của mình. Tuy nhiên, phụ huynh nên tránh việc áp đặt mơ ước của mình lên con cái, mà nên tôn trọng, ủng hộ cho những quyết định đúng đắn của con mình. Mọi sự định đoạt áp đặt đều sẽ mang lại hậu quả không mong muốn.

NGỌC DIỆP(TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai)

Có nhiều lối để vào đời

Nhiều người nghĩ tấm bằng đại học sẽ là hành trang để vào đời nhàn nhã hơn, giàu có hơn, có địa vị xã hội hơn... Thật ra chưa hẳn như vậy, cũng có không ít bạn trẻ, do nhiều nguyên nhân nên đã vào đời bằng nhiều lối khác nhau. Trong số họ, có nhiều người cơ cực, vất vả kiếm sống, cũng có người qua học nghề, khởi nghiệp, chăm chỉ làm ăn đã trở nên giàu có, cuộc sống cũng đủ đầy hạnh phúc mà nhiều người học hành cao chưa chắc đã bằng họ.

“Có học có hơn”, nhưng với những người giỏi nghề, chịu khó bươn chải, chí thú làm ăn thì vẫn có thể thành công trong cuộc sống. Đó là thực tế chứ không phải chỉ là câu chuyện để an ủi, sẻ chia với những bạn trẻ vì một lý do nào đấy mà không thể đạt được ước mơ vào đời bằng con đường đại học. Đại học không phải là lối vào đời duy nhất, mà còn có muôn nẻo đường để các bạn trẻ lựa chọn tiến tới sự nghiệp, định hình tương lai. Dù với bất kỳ công việc gì đi chăng nữa, sự thành công có đến hay không thì cũng luôn cần sự nỗ lực phấn đấu của bản thân.

NGUYỄN THỊ HẢI(Đại học Văn hóa)

Theo SGGP Online

很赞哦!(51918)